Nhật thực

Nhật thực
Ngày 26/12/2019 là một ngày đặc biệt: ngày Mồng Một, tháng Chạp, lại có cả Nhật thực nữa.

Nhật thực


Ngày 26/12/2019 là một ngày đặc biệt: ngày Mồng Một, tháng Chạp, lại có cả Nhật thực nữa.


Nhật thực là do mặt trăng che mặt trời, là hiện tượng tự nhiên không có gì thần bí, siêu nhiên cả. Vả lại, do mặt trăng gần trái đất nên ta cảm nhận rõ, chứ nó có cả nhật thực do sao Thủy, sao Kim tạo ra nữa khi chúng đi ngang qua đường thẳng giữa trái đất và mặt trời (금성/수성 일면통과). Vì quá xa nhau nên sao Kim, Thủy chỉ là cái chấm nhỏ tí trên phông mặt trời mà mặt trời lại quá sáng nên ta không nhận ra cái chấm ấy thôi. Bởi vậy, liên quan mặt Trăng thì còn có Nhật thực toàn phần, khuyên hay một phần...chứ liên quan sao Kim và Thủy thì chỉ luôn là 1 phần. Ở ảnh kèm theo, cái chấm qua mặt trời sáng rực ấy là Nhật thực sao Kim, qua mặt trời màu hồng đỏ ấy là Nhật thực sao Thủy. Còn đen sì ấy là Nhật thực Mặt trăng.



Tại sao xem Nhật thực lại phải đeo kính? Mắt ta nhạy cảm ánh sáng, chả cứ mặt trời, cứ sáng là mắt lại nheo lại, thu hẹp đồng tử và đấy là phản xạ tự nhiên của cơ thể để bảo vệ mắt. Ánh sáng mặt trời rất mạnh, nhìn thẳng vào mặt trời, kể cả nheo mắt cũng có nguy cơ bị bỏng giác mạc, tổn thương thần kinh thị giác và bị mù. Khi nhật thực, trời tối, đồng tử sẽ tự động dãn ra để bắt nhiều ánh sáng hơn. Kỳ thực, ánh sáng từ mặt trời đến ta tuy ít nhưng vẫn có và vẫn mạnh, đủ làm bỏng mắt nếu ta nhìn thẳng vào mặt trời. Vậy nên phải có kính bảo vệ mắt là vậy.