Ông lão đánh cá và con cá nhỏ

Ông lão đánh cá và con cá nhỏ
Chuyện rằng, ngày xưa có hai vợ chồng ông lão sống với nhau rất hạnh phúc trong một túp lều nhỏ bên bờ biển. Ngày ngày ông lão ra biển kéo lưới, còn bà vợ ở nhà nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và khâu vá. Bà có thói quen là vừa làm vừa hát các khúc hát dân gian bao đời truyền lại. Cuộc sống của đôi vợ chồng êm đềm, đẹp đẽ mà hạnh phúc như vậy trong suốt bao nhiêu năm. Cho đến

 

(Сказка о рыбаке и рыбке)

Có thể các bạn đã được nghe câu chuyện này nhiều lần rồi. Nhưng hôm nay tôi muốn các bạn tiếp cận câu chuyện dưới một góc độ hoàn toàn khác, với tính thời sự hiện đại hơn.

Chuyện rằng, ngày xưa có hai vợ chồng ông lão sống với nhau rất hạnh phúc trong một túp lều nhỏ bên bờ biển. Ngày ngày ông lão ra biển kéo lưới, còn bà vợ ở nhà nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và khâu vá. Bà có thói quen là vừa làm vừa hát các khúc hát dân gian bao đời truyền lại. Cuộc sống của đôi vợ chồng êm đềm, đẹp đẽ mà hạnh phúc như vậy trong suốt bao nhiêu năm. Cho đến một hôm ông lão bắt được một con cá nhỏ vướng vào lưới của mình, chưa kịp gỡ cá ra và thả xuống biển thì nó đã cất tiếng kêu van: “Ông lão ơi, ông hãy thả ta xuống biển, ông muốn gì tôi cũng xin cho!”. “Ôi chú cá nhỏ đáng thương, ta cũng có ý định bắt ngươi đâu, ngươi hãy trở về biển khơi tha hồ mà vùng vẫy, còn ta chả cần thứ gì cả”. 

“Cám ơn ông lão, nhưng nếu từ nay ông cần bất kể thứ gì thì hãy cứ ra chỗ này mà gọi, tôi sẽ quay lại và giúp ông”. Nói rồi con cá nhỏ bơi đi.

Về nhà, ông lão kể lại chuyện con cá nhỏ cho vợ nghe. Bà vợ bỗng nảy ra một ý nhỏ: “Hay là ta xin con cá nhỏ ấy một cái máng lợn mới, cái máng nhà ta cũ kỹ sứt mẻ hết cả rồi?” Ông lão nghĩ: “Ờ thì cũng được, một cái máng lợn mới thì cũng chả có gì đáng kể, để ta thử hỏi con cá nhỏ xem sao.” Nói rồi ông quay ra bờ biển, ông gọi con cá nhỏ và nói: “Mụ vợ tôi muốn có một cái máng lợn mới.” “Ồ, tưởng chuyện gì to tát, ông cứ về đi, vợ ông sẽ có một cái máng mới.”



Quả nhiên, về đến nhà ông lão thấy bà vợ ngồi bên chiếc máng lợn mới, vẻ mặt rạng rỡ vì hạnh phúc. Nhưng chả được bao lâu thì bà lại thấy hết vui, bà lại bàn với ông lão: “Ông lão ạ, hay là ta xin con cá nhỏ một căn nhà gỗ đàng hoàng, nhà ta chật chội và cũ kỹ quá.” Ông lão lại nghĩ: “Ừ nhỉ, sao lại không nhỉ? Thế mà ta không nghĩ ra.” Ông lại đi ra biển, cũng giống như lần trước, con cá nhỏ nói: “Ông cứ về đi, ông sẽ có một căn nhà gỗ.”  Ông lão trở về thì thấy căn nhà nhỏ tồi tàn trước kia đã biến mất, thay vào chỗ đó là một căn nhà gỗ mới, rất đẹp. Bà vợ ngồi thêu bên bậc cửa, vẻ mặt rất mãn nguyện. 

Nhưng cũng chả được bao lâu thì lòng tham của bà vợ lại nổi lên, lần này, mụ đòi có cả một cung điện nguy nga tráng lệ với nhiều kẻ hầu người hạ, châu báu bạc vàng đầy nhà. Con cá nhỏ nhẫn nại giữ lời hứa với ông lão. Ông lão nghĩ vậy là cuối cùng mụ vợ cũng đã thỏa mãn và sẽ sống hạnh phúc mãi mãi về sau. Nhưng cả ông lão và con cá nhỏ đều nhầm, mụ vợ lại đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt cá nhỏ hầu hạ. “Ôi thật là quá đáng! Mụ vợ nhà ta đã điên mất rồi! Ta thật tiếc đã chiều theo ý thích nho nhỏ của mụ trước đây!” Con cá nhỏ vẫy đuôi bơi đi. Ông lão trở về nhà và lại thấy bà vợ cũ của ông trong bộ váy cũ kỹ ngày xưa, ngồi bên chiếc máng lợn cũ kỹ sứt mẻ.Trong bản cổ của câu chuyện này trong tiếng Nga và tiếng Đức, phần kết thúc kể rằng bà vợ cảm thấy rất xấu hổ vì lòng tham của mình nổi dậy, và hai vợ chồng lại sống vui vẻ hạnh phúc như xưa cho đến mãi về sau. Tuy nhiên, nhiều bản khác trong các nền văn hóa khác lại không nói đến đoạn kết có hậu này. Phải chăng người ta cố tình để ra khoảng trống này cho người đọc suy nghĩ và rút ra bài học về việc chế ngự lòng tham của con người? Lòng tham đó có phải luôn chế ngự trong tâm trí mỗi chúng ta và được ghi lại trong cấu trúc gen của loài người hiện đại? Khát khao của cải và sự giàu sang luôn ngủ yên trong tâm khảm ta và chỉ đợi có thời cơ bùng phát? Một khi con người để cho lòng tham phát xuất ra, thì nó có sức mạnh như một đám cháy rừng, nhanh chóng vượt qua khả năng kiểm soát của con người, hủy diệt tất cả mọi thứ trên đường đi, và cuối cùng là sinh mệnh của chính chủ thể? Thảm họa của loài người là họ không điểm mặt chỉ tên được lòng tham và không có cách chế ngự khi lòng tham nổi dậy? 



Phật gia dạy rằng khi con người bị hạ xuống cõi trần thế này, họ phải đối mặt với tham, sân, si là các cám dỗ, cạm bẫy. Vì mãi vướng vào vòng tham sân si ấy nên họ lầm đường lạc lối, không tìm được đường trở về nơi họ đã ra đi. Nhưng rồi Phật với lòng từ bi mà lưu lại cho con người một con đường trở về, hướng cho họ cách rũ bỏ tham lam, oán hận, si mê. Ai có thể buông được những chủng tâm không tốt ấy, có thể vượt qua những thử thách ấy thì sẽ tìm về bản ngã sinh mệnh của mình. Đó gọi là quá trình phản bổn quy chân, là quá trình giải thoát con người khỏi nỗi khổ. Có hiểu được, ngộ ra được bài học này hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc nghiệp lực của mỗi người dày hay mỏng. Ví thử như bà vợ tham lam trong câu chuyện trên đây nếu không hiểu ra rằng bà phải vượt qua thử thách cám dỗ về lợi ích vật chất, thì liệu kết thúc của câu chuyện có sòng phẳng và yên bình như nó được kể lại trên đây không?

20/3/2020

Tuấn Khanh