Tái sinh

Tái sinh
Theo quan điểm Phật giáo (Bắc tông) và tín ngưỡng thần linh của người Á Đông, một người sau khi chết CÓ THỂ LẬP TỨC tái sanh (vào Phật quốc, hay Thiên giới đối với người tạo nghiệp cực thiện; hay vào địa ngục đối với người tạo nghiệp cực ác) hoặc trải qua giai đoạn thân trung ấm từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp, sau đó tái sinh vào cảnh giới tương ứng, trừ những trường hợp đột tử oan khuất.

 


Theo quan điểm Phật giáo (Bắc tông) và tín ngưỡng thần linh của người Á Đông, một người sau khi chết CÓ THỂ LẬP TỨC tái sanh (vào Phật quốc, hay Thiên giới đối với người tạo nghiệp cực thiện; hay vào địa ngục đối với người tạo nghiệp cực ác) hoặc trải qua giai đoạn thân trung ấm từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp, sau đó tái sinh vào cảnh giới tương ứng, trừ những trường hợp đột tử oan khuất.

 

Vậy thì ta hiện nay cũng là ai đó khi xưa, khá xưa, rất xưa, tức ta đang là cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, thậm chí là thủy tộc của ai đó và các gia đình hiện vẫn đang cúng giỗ các tiền kiếp của ta. Do số tiền kiếp là hằng hà sa số nên có thể hầu như ngày nào trong năm cũng là ngày giỗ của một kiếp nào đó của ta trong vô lượng tiền kiếp trước đây. Có cái hay là trong một đời người, ta đi ăn rất nhiều đám giỗ, và biết đâu ta đang ăn giỗ chính ta kiếp trước cũng nên, chỉ vì không có túc mệnh thông nên không biết thôi.

 

Theo dân gian, có một số chỉ dấu cho ta nhận biết là có thể đâu đó đang làm giỗ các tiền kiếp của ta, họ nhắc đến ta khi cúng và ta sẽ bị nháy mắt, hắt hơi. Những lần tự dưng nháy mắt, hắt hơi, hay bồn chồn có thể là do thế.

 

Người mất, đã đầu thai và đang là ai đó trên dương thế thì đương nhiên không thể “nghe” được lời thỉnh cầu “phù hộ độ trì” từ những người vốn từng là thân tộc theo huyết thống ở các kiếp trước đây được. Vậy nên, việc giỗ, suy cho cùng chính là sự tưởng nhớ đến người đã khuất, là hành động duy trì  liên kết quá khứ- hiện tại – tương lai trong gia tộc mà thôi. Còn ai đã mất mà lập tức tái sinh vào cõi tốt, hay địa ngục, hay bất tái sinh thì đương nhiên cũng không nghe thỉnh cầu, không “phù hộ độ trì” được.

 

Việc gọi hồn cũng vậy. Với những ai đã tái sinh vào 6 nẻo luân hồi (cõi trời, cõi người, cõi Atula, cõi súc sinh, cõi quỷ đói, cõi địa ngục), hay bất tái sinh thì đương nhiên không gọi hồn họ được, TRỪ những ai vẫn đang thân trung ấm (từ 1- 49 ngày), hay chưa đầu thai (vì lý do gì thật đặc biệt). Còn điều nữa, với những hương linh thân trung ấm, hay những người chưa đầu thai đang muốn đầu thai, họ sẽ đầu thai được khi tâm họ hết quyến luyến, ràng buộc với thân quyến, bạn bè, vật dụng. Để họ có thể quên và sớm đầu thai thì không nên quấy quả gọi hồn, gây nhiễu tâm trí họ. Đừng gọi hồn họ để hỏi han này nọ, nhờ vả phù hộ độ trì, hay thử xem đã đầu thai chưa.

 

Kiếp này cũng chỉ là trạm nghỉ trong một lộ trình dài vô tận. “Chết” là sự chuyển hóa về thân, tâm và cảnh giới thọ hưởng và “Ta” là bất biến và duy nhất trong suốt quá trình dài đó. Viếng một người vừa ra đi thực chất chỉ là đến để chào tạm biệt, không phải vĩnh biệt lìa xa bởi rồi sẽ còn gặp lại, lâu nhanh tùy người mà thôi.

 

Dương Chính Chức