Thoát khỏi bể khổ

Thoát khỏi bể khổ
Trong thuyết luân hồi của Phật Giáo, các kiếp liên tiếp nối theo nhau như một chuỗi mắt xích dài vô tận. Kiếp này là quả của kiếp trước và là nhân cho kiếp sau. Do đó các kiếp sống có vô số mức khổ sướng khác nhau, và không phải kiếp nào chúng sinh cũng là người cả.


(Ảnh: Trần Bảo Toàn)

 

THOÁT KHỎI BỂ KHỔ

 

Ở Ấn Độ cổ xưa, có một hệ thống giai cấp rất nghiêm ngặt để phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tầng lớp nghèo nhất và thấp nhất là tầng lớp Thủ đà la (“tiện dân”, là tầng lớp người ở Ấn Độ mà nếu đụng chạm tới họ thì coi như làm ô uế các tầng lớp trên). Người thuộc tầng lớp này bị khinh rẻ. Hầu hết là nô tì, nô lệ. Họ phải làm tất cả những việc nặng nề và khổ cực và thường bị lạm dụng (đối xử bất công). Ở thành Xá Vệ, có một người tên là Ni Đề, người thuộc tầng lớp Thủ đà la. Công việc của anh ta là chùi rửa phân ở các hố xí, một công việc mà không có ai muốn làm. Anh ta rất hiền lành và lương thiện. Bình thường, anh ta rất ít nói. 

 

Một hôm Đức Phật đang thiền thì nhìn thấy Ni Đề. Ngài biết rằng nghiệp lực của Ni Đề đã trả gần xong và đã đến lúc cho Ni Đề giải thoát khỏi biển khổ, đó là thế giới loài người. Vì thế Đức Phật và A Nan (Một đệ tử của Đức Phật) đi tìm Ni Đề. Họ đi vào một con đường nhỏ. Lúc đó, Ni Đề đang quẩy một gánh phân đầy và đi ra khỏi con đường nhỏ. Khi anh ta nhìn thấy Đức Phật, vì địa vị anh ta rất thấp, nên anh ta muốn đi vòng quanh để tránh Đức Phật. Anh ta không dám nhìn thẳng mặt của Đức Phật. Nhưng con đường quá hẹp, khiến anh ta không thể tìm được chỗ lánh. Anh ta bối rối. Và thình lình gánh phân bị đứt, và Ni Đề bị nhúng đầy phân. Anh ta rất bối rối và hoảng sợ không biết làm sao. Anh ta cúi đầu xuống thấp và không dám nhìn mặt của Đức Phật. Đức Phật liền tiến đến Ni Đề và nói: “Ni Đề, con có muốn làm hòa thượng không? con có muốn thoát khỏi bể khổ này không?”

 Ni Đề rất bối rối và đáp, “Đức Phật thật là cao quý và thiêng liêng. Đệ tử của Ngài là những hoàng tử từ các tầng lớp quý tộc. Tôi là tầng lớp tiện dân. Làm sao có thể so sánh với họ? Làm sao tôi có cơ hội tốt để vào chùa và thoát khỏi bể khổ?” 

Đức Phật nói: “Pháp của Phật như nước sạch. Có thể tẩy tịnh mọi điều dơ bẩn. Dù là thứ gì trên thế giới loài người, một khi được rửa bằng nước sạch, liền trở thành vật mới thanh tịnh. Pháp của Phật như lửa thánh, có thể đốt mọi điều thành tro bụi. Dù đó là vật gì, một khi lửa thiêng chạm đến, lập tức biến thành thuần tịnh. Pháp của Phật rất mực bình đẳng, chưa hề phân biệt giàu, nghèo. Bất cứ ai có tâm tin Phật và muốn thoát khỏi đau khổ, đều có thể đến chùa và tu hành tinh tấn”.

 

 Lời của Phật là cảm động Ni Đề. Sau đó anh ta theo Phật đến một ngôi chùa tĩnh lặng ở Chi Viên, cạo tóc, và trở thành một hòa thượng. Tâm anh ta không ngừng tu luyện và cực kỳ tinh tấn. Anh ta đề cao tầng thứ của mình rất nhanh. Sau khi anh ta nghe xong bài giảng của Phật, học Phật Pháp, và thiền định, Ni Đề thực sự đã có được trí huệ giác ngộ. Anh ta trở nên hiểu được nguyên lý Pháp của Phật, nhưng hành vi vẫn bình thường. Chẳng bao lâu, anh ta đạt huệ đến cảnh giới A-La-Hán. Hãy kể về thời gian lúc đầu khi Ni Đề trở thành hòa thượng. Nhiều kẻ học giả hợm hĩnh trong thế giới loài người không được hài lòng. Họ nghĩ, “Làm sao một tên tiện dân mà có thể trở thành một hòa thượng và hưởng thụ bố thí đồ ăn của mọi người”. Họ càng nghĩ, càng bất bình và giận giữ. Vì thế họ viết báo cáo lên vua về trường hợp này và xin vua hãy nói với Đức Phật rằng Đức Phật không thể xem Ni Đề như đệ tử. 

 

Quốc Vương liền đi xe ngựa đến tịnh xá ở Chi Viên và hỏi chuyện với Đức Phật về chuyện đó. Chiếc xe ngựa đến trước cổng. Quốc Vương phải bước xuống và đi bộ qua một đoạn rừng nhỏ. Lúc đó, ông ta nhìn thấy một hòa thượng tôn nghiêm và tĩnh lặng ngồi thiền trên một tảng đá lớn. Quốc Vương liền nói lời nhã nhặn, “Ta muốn gặp Đức Phật, Ngài có thể đi vào trong và nói với Phật về chuyện này không?” Vị hòa tượng đồng ý và lập tức biến mất khỏi tảng đá. Và rất nhanh Ông ta quay lại và nói: “Đức Phật nói ông có thể đi vào trong và gặp người”. Quốc Vương rất kinh ngạc nhìn thấy rằng vị hòa thượng kia có thể nhập vào và xuất ra khỏi tảng đá mà không có làm nứt hay mở nó ra. Khi Quốc vương gặp Đức Phật, sau khi ông ta bày tỏ sự kính trọng, ông ta nói: “Thưa Đức Phật, vị hòa thượng người mà chuyển lời giúp tôi lúc nãy có một năng lượng siêu phàm hiếm thấy. Ngài có thể cho tôi biết cao danh quý tính của vị ấy không?”

 Đức Phật mỉm cười và nói với Quốc Vương: “Lý do mà ông đến chỗ tôi hôm nay là để hỏi tôi vì sao tôi lại độ cho một người mà ông xem là một thành viên của tầng lớp tiện dân. Ta độ người không phân biệt giàu nghèo. Ta xem tất cả ngang bằng. Vị hòa thượng lúc nãy ông gặp chính là Ni Đề. Anh ta đã chứng ngộ được cảnh giới A-La-Hán. Anh ta là người mà ông vừa thấy”. 

Quốc Vương cảm thấy rất hổ thẹn. Đức Phật nói tiếp, “Người ta giàu hay nghèo, phú quý hay bần tiện là do nghiệp của anh ta quyết định. Nếu người đó lương thiện, đạo đức, lễ nghĩa, kính trên nhường dưới, có thể rèn luyện tư tưởng và phẩm chất đạo đức, thì người này sẽ được sinh vào một gia đình phú quý, lễ nghĩa. Ngược lại, nếu một người thô lỗ, tục tĩu, kiêu căng và tội lỗi, anh ta sẽ có số mệnh của một người nghèo và thấp kém.”

Quốc Vương liền hỏi Đức Phật: “Vậy tại sao Ni Đề lại đầu thai vào tầng lớp tiện dân?” 

 

Đức Phật nói: “Trong quá khứ, sau khi Như Lai Ca Diệp rời khỏi thế giới, có một hòa thượng trong số 100.000 đệ tử của Ông rất kiêu căng và ngạo mạn, và khinh thường người khác. Cuộc sống hàng ngày của anh ta, anh ta đối xử với người khác rất bất công và không biết kính trọng người khác. Anh ta bắt người khác làm việc cho anh ta. Khi anh ta cảm thấy không khỏe, anh ta sẽ thức dậy trễ, và đi ngủ muộn. Anh ta ra lệnh cho những người khác chùi rửa phòng cho anh ta và xem các hòa thượng khác như người hầu của mình. Anh ta không kính trọng những cao tăng. Vì điều này, trong 500 năm tiếp đó, anh ta phải chịu nghiệp trở thành người đi chùi phân suốt đời này đến đời khác cho đến đời này khi nghiệp của anh ta đã trả hết và anh ta được gặp Phật để được độ. Đó cũng là mối quan hệ tiền duyên mà anh ta đã có trước khi anh ta trở thành một hòa thượng để tu luyện”. Sau khi Quốc vương nghe xong lời của Đức Phật, ông ta rất ngưỡng mộ uy đức của Đức Phật. Pháp của Phật là vô biên từ bi và cứu người thoát khỏi bể khổ. 

 

Loài người, khi bắt nạt, không tôn trọng người khác, và thậm chí nói những lời xấu xa về người khác và làm tổn thương họ mà không có lý do gì, thì sẽ phải bồi thường cho việc ấy. Hãy nhớ Ni Đề đã phải trải qua 500 năm mang phân người trên lưng để hoàn trả tội lỗi chỉ vì ngạo mạn!

 

Theo CKO