Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ (III)

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ (III)
Cuộc đối thoại thứ nhất là giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt. Cuộc đối thoại thứ hai là Hồn Trương Ba với Vợ, với con Dâu, với cháu Gái. Cuộc đối thoại thứ 3 là với Đế Thích.



(Ảnh: Pexels)

(Tiếp theo)

Cuộc đối thoại thứ nhất là giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt. 


Cuộc đối thoại thứ hai là Hồn Trương Ba với Vợ, với con Dâu, với cháu Gái. 


Cuộc đối thoại thứ 3 là với Đế Thích. 


Chỉ nhìn vào số lượng câu chữ trong lời thoại thì ta thấy dễ dàng một quan hệ tỷ lệ nghịch. 


Hai cuộc đối thoại đầu Hồn thất thế.


Cuộc đối thoại thứ 3 Hồn chiếm ưu thế với Tiên Cờ Đế Thích. Hồn thấy bất ổn. Lời tự vấn cho thấy cái cay đắng hiện tại và cái ước mong giải thoát:


“Hồn Trương Ba: (Ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (Nhìn chân tay thân thể). Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này dù chỉ là một lát!”


Xác phản công, Hồn bị động trở nên lúng túng, ngượng nghịu  Rồi chuyển thành lắp bắp chỉ còn những thán từ biểu hiện thái độ tình cảm tuyệt vọng không lý trí. 


Đúng thế, Xác chỉ e dè ban đầu nhưng sau đó nó nắm thế hoàn toàn chủ động. Càng nói, Xác càng bốc lên đè bẹp ý chí phản kháng của Hồn.


Nếu nhìn vào văn bản, ta thấy hai cuộc đối thoại đầu, Hồn nói những câu ngắn; nội dung không nhiều; chủ yếu là lời của người yếu thế không chủ động. 


Thì chính Hồn đã thấy sự tồn tại của mình lúc này là phi lý, là vô nghĩa và phải quyết định đi đến một giải pháp khốc liệt không dễ gì thanh thản. 


Xác hàng thịt trịch thượng: "Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia, ông không tách ra khỏi được tôi đâu dù tôi chỉ là thân xác.."


Dù Hồn có dùng các tiêu chí đạo đức để phẫn nộ, nguyền rủa Xác thì Hồn càng lúc càng yếu thế. Bởi Hồn không thể sống nguyên vẹn là mình. Mọi hành động thô lậu của một kẻ ăn nhậu, ham nhục dục, và thô lỗ như đánh con trai chảy máu không thể Hồn đứng ở bên ngoài được. 


Xác đã làm Hồn đuối lý nhận ra sự thật cay đắng: "Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!"


Hãy đọc một đoạn sau để thấy lời của Hồn chỉ là nhát gừng, bối rối, than thở tuyệt vọng. Còn lời của Xác đầy hào hứng đắc thắng tiểu nhân; bắt Hồn phải kéo cờ trắng: 


"Hồn Trương Ba :Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.(13 tiếng) 

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi.. (Buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống với hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm tôi đòi ăn 8,9 bát cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ 8,9 bát cơm cho tôi ăn chứ?(167 tiếng) 

Hồn Trương Ba: Nhưng..nhưng.."( 2 tiếng) 


Khi đối thoại với người nhà, Hồn cũng bị dồn vào đường cùng. Ngôn ngữ cũng ngắn và quanh co thiếu hướng giải quyết tích cực:


"Hồn Trương Ba : (Nhẫn nhục) Gái rồi lớn lên cháu sẽ hiểu…Ông đúng là ông nội cháu.(13 tiếng) 

Cái Gái: Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông. Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi.(37tiếng) 

Hồn Trương Ba: Dù sao.. cháu… sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn, cháu không thấy sao. Chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây đến thế!

Cái Gái: Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này cả nhà đi vắng hết để nói với ông: từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, dẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm. Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy!

Hồn Trương Ba: Ông không dè.. đấy là..tại.."


Vợ muốn bỏ nhà đi xa; con dâu thông cảm nhưng thấy "Nhà ta như sắp tan hoang cả…".


Đứa cháu Gái thì quyết liệt phủ nhận. 


Hồn đã không chốn nương thân. Nếu sống trong tình cảnh không thể sống này thì phải có cách nhờ Thần Linh.


Cuộc đối thoại thứ 3 với Đế Thích để tìm về với Bản Ngã tự thân đích thực của mình khiến cho Hồn tìm lại tính cách cao khiết mà quyết liệt của kẻ sỹ. Hồn không chấp nhận ván cờ trái ngang của Định Mệnh. Hồn phải thắng Tiên Cờ Đế Thích bằng một quyết định mà với người trần mắt thịt là lựa chọn cái chết. Trong thế giới Mê không dễ gì người ta lựa chọn điều này! Cho nên quan sinh tử luôn là cửa ải đáng sợ nhất, uy hiếp ghê gớm, ám ảnh ghê gớm thế giới con người! 


Không nằm trong thế giới tu luyện; không phải là Chân Tu chân chính, đa số con người đều sợ chết. Có kẻ nói về cái chết rất nhẹ nhưng khi chạm vào nó lại thụt đầu như rùa. 


Vậy nên, lựa chọn cái chết để bảo toàn nhân phẩm, nhân cách luôn là lựa chọn khó khăn, tuyệt đối khó khăn với những ai chưa chín thơm, chín ngọt trong Đạo…


Khi người ta nhìn thẳng vào cái chết. Nói đúng ra cái chết không làm người ta sợ hãi nữa thì ngôn sẽ "chính" và lời nói ra sẽ "thuận". 


Đây là màn đối thoại giữa Người và Thần nhưng chúng ta thấy có sự hoán vị về hai tính cách này. Hồn Trương Ba cao khiết là Thần. Và Đế Thích ngơ ngác với tâm lý tự tư mới là Người! 


Do đó mà có độ chênh. Hai bên khó đọc được tư tưởng của nhau! 


Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:


"Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn..."


"Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.


Người ta đã viết rất nhiều về cuộc đối thoại này. Đặc biệt, là hai lời thoại trên. 


Lưu Quang Vũ đã nói điều không mới nhưng day dứt loài người, day dứt bản thân con người trong thời hiện đại. 


Cái thời mà người ta nói nhiều tới hai chữ "tha hóa". 


"Tha" là người khác, "hóa" là biến thành. "Tha hóa" là hiện tượng xuất hiện một cách phổ biến của thời đại tôn sùng đồng tiền; tôn sùng lối sống hưởng thụ vật chất một cách thực dụng.


Vua hề Sac-lô đã có bộ phim "Thời đại tân kỳ" để đời. Con người tự nhiên đã được thay thế bằng con người cơ khí máy móc. Thực ra, Lão Tử cách chúng ta gần 3000 năm trước đã nói về khái niệm "cơ tâm". Khi tâm người bị những yếu tố ngoài chi phối điều khiển thì nhân tâm bại hoại. Khi Tâm Pháp không duy trì đạo đức xã hội thì cũng là lúc chuông nguyện hồn ai…


Lưu Quang Vũ là con người của thời đại này. Phần hậu thiên của nhân loại hôm nay là kiến thức chuyên môn cùng với vô vàn những tranh đấu để giành giật Danh, Lợi, Tình. Nhân loại biến dị nên mới có những tính cách biến thái mà ta thường ngợi ca là người đa nhân cách, người phong phú về tâm hồn... 


Họ Lưu gióng lên những hồi chuông báo động về tình trạng tha hóa có tính phổ biến. Nếu chống lại quy luật này, anh sẽ rơi vào bi kịch. Hồn Trương Ba ở đây là biến tấu của một Hăm-let thời hiện đại. 


Thực ra, để cho dễ hiểu và khớp với logic, những người nghiên cứu tác phẩm này cho rằng Lưu Quang Vũ rất khiên cưỡng khi để cho Xác đối thoại được với Hồn. Họ cho rằng, trong thân xác anh hàng thịt có hai linh hồn; hai tính cách cả thể. Nó mang dấu ấn cá nhân của hai con người trong đời thực khi cả hai còn sống.

 

Có một anh hàng thịt với đủ cả phần Hồn lẫn Xác. Và có một Hồn Trương Ba sống tầm gửi vào thân xác anh hàng thịt đó.


Hiện tượng "nhập xác" của ngày xưa nó giản dị như trong truyện cổ.  Chỉ có một linh hồn. Nó quyết định cá thể ấy. Xác chỉ là bộ quần áo mà hồn mặc lên. Xác nào cũng không có ý nghĩa. Hồn mới là chủ thể duy nhất. Có điều, không có xác, Hồn không thể tồn tại như một sinh mệnh trong xã hội con người! 


Có lẽ loài người thời mạt Pháp trên bề mặt xã hội hàng ngày có sự biến dị nên ở thế giới mắt thường ta không thấy được cũng có những biến dị đối ứng?


Hiện tượng hồn  ông Trương Ba hôm nay chung với Hồn anh hàng thịt kia trong một thân thể cũng phản ánh một phần của sự lệch chuẩn trong cả vũ trụ rộng lớn chăng? 


Tất cả đang lệch khỏi nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn vốn là bản chất, là đặc tính nguyên sơ của vũ trụ!


Hiển nhiên, thời Mạt Pháp thì những gì Xấu, những gì cặn bã sẽ lên ngôi. Hồn Trương Ba phải ra đi là tình thế thất thủ của  cái Thiện. Bởi đây là  thời ma Ba Tuần và quỷ Sa tăng đang quấy đảo thế gian, khống chế con người mê trong  thất tình lục dục…


Có lẽ khi viết vở kịch này, Lưu Quang Vũ cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp muốn mở con đường mới cho văn học Việt Nam đi vào phản ánh những vấn đề nhân sinh vốn là bản chất của nghệ thuật.

 

Lấy thế giới mà loài người gọi là ảo, Lưu cũng muốn qua đó mà phản ánh thực tại trên mặt đất này. 


Nhưng những năng lượng chi phối phía sau con người nói chung và người nghệ sĩ nói riêng không đơn giản. 


Có thể, Lưu cũng có một sứ mệnh đặc thù nào đó từ một sinh mệnh cao tầng trao phó nên ông đang truyền một thông điệp hiện thực khác: Rằng, có thế giới khác. Rằng, những gì diễn ra trên sinh mệnh con người là không đơn giản như ta tưởng tượng. 


Đọc trên báo mạng tôi biết được một số thông tin về hiện tượng  mà ta hay nói là "nhập hồn, chiếm xác" hoặc phổ biến nhất người ta nói là "ma nhập". Hiện tượng này càng ngày càng phức tạp. Đọc bài của anh Cao Xuân Cường với tựa đề "Tôi đã trục xuất được cái ‘vong’ ra khỏi thân thể và tử thần cũng tha cho tôi…"có số  điện thoại kèm theo : 097.466.2992. Tôi rất tin hiện tượng này: "Tôi bị vong nhập thật khó lý giải nhưng đó là sự thật”.


Năm 2009 cũng là để mong tìm lại được sức khỏe, tôi có tham dự một buổi gọi hồn tại số 1 Đông Tác, Hà Nội, gia đình tôi lên để gọi hồn mẹ tôi về. Khi người chủ lễ “tụng” xong thì hônd bắt đầu tìm các nhà để “nhập”. Gia đình tôi cũng vậy, vì là một buổi gọi hồn tập thể nên có rất nhiều gia đình khác trong cùng một căn phòng lớn. Lúc đầu hồn nhập vào những người khác trong nhà tôi, nhập vào rồi lại bật ra, cuối cùng “nó” nhập vào tôi. Những người khác khi bị hồn nhập thì hầu như không biết gì, còn tôi thì chủ ý thức rất minh bạch hoàn toàn biết chỉ không thể khống chế được các hành vi và lời nói của chính mình.


Cái hồn ấy không biết có phải là mẹ tôi không, nó làm tôi bò lê bò càng lăn lộn khóc lóc khắp căn phòng, mọi người thi nhau vái lạy. Sau khi người nhà hỏi han một hồi người chủ lễ bắt đầu khấn trục xuất hồn đi. Chỉ riêng tôi có thế nào hồn cũng không chịu ra, tôi phải sang phòng Thánh điện bên cạnh đảnh lễ thì mới được. Khi trở về Lạng Sơn hai ngày sau tâm trạng tôi rất tồi tệ, một nỗi sợ hãi vô hình lạnh xương sống cứ đeo bám. Cái hồn nó nhập trở lại, thậm chí nửa đêm gọi vợ tôi dậy nói là cụ nội…. khiến vợ tôi xanh mắt.


Có rất nhiều chuyện không thể giải thích, không thể kể hết, tôi bị các loại hồn nhập chiếm xác. Thân thể tôi cứ như là cái thùng rỗng vậy “họ” ra ra, vào vào như nhà không chủ. Cứ hễ đến nơi tâm linh hoặc nói chuyện đến là “nó” tiến nhập vào. Có một buổi chiều hè vợ tôi bảo hai bố con đi bơi ở bể bơi. Trong thâm tâm tôi rất bất an, tôi thấy một cảm giác lo lắng chuyện gì đó và không chịu đi. Nhưng vì vợ nói không sao hết nên tôi đưa con ra bể. Y rằng vừa ra đến đó tôi bị một cái hồn trẻ em nhập vào, “nó” nói rằng “nó” bị chết đuối ở đấy rồi đòi tôi tìm nhà của “nó” cho “nó” về. Tôi đi theo sự chỉ dẫn của “nó” nhưng mãi cũng không tìm ra. Tôi đành đến hỏi cậu bảo vệ bể bơi cũng là bạn của tôi rằng có ai đó đã chết ở đây đúng không? Cậu ấy nói rằng ngày trước đúng là có một đứa trẻ đã bị chết đuối ở đây…


Ngoài chịu đựng bệnh tật, tôi còn phải đối diện với sự quấy phá của cái hồn đã theo tôi từ Hà Nội về. Trước khi đi ngủ hễ tôi buông lơi ý thức một chút là “nó” bắt đầu hành hạ, đầu tôi cứ bị lắc và bị bẻ ngoặt sang một bên, người thì rung lên bần bật không thể cưỡng lại được. Đêm nào cũng như thế, phải mất 30 phút “nó” mới “tha” cho tôi, nếu tôi thanh tỉnh, thì nó không làm gì được, nhưng mà thanh tỉnh như vậy thì ngủ làm sao được.


Những ngày đầu tiên, tôi rất sợ hãi và đối diện với “nó” như trận chiến, rất căng thẳng và mệt mỏi. Mất hàng tháng trời như vậy, vợ tôi yêu cầu đi khám thần kinh, tôi biết tôi chẳng bị làm sao cả chỉ vì cái hồn kia nó hành hạ thôi. Nể vợ tôi đi khám, bác sĩ kết luận triệu chứng do căng thẳng thần kinh rồi cho một mớ thuốc ngủ mang về. Tôi chẳng thể uống vì tôi có bị làm sao đâu. Tôi cũng đi các nơi để trục xuất cái hồn ấy ra mà không nổi, tôi cũng đã đến cả chỗ ông Liên nổi tiếng ở Hải Dương. Lâu dần tôi cũng trơ ra chẳng thèm để ý đến “nó” nữa. Mỗi tối cứ như điệp khúc, phải “hát” xong mới được đi ngủ, “nó” cứ lắc một hồi tôi mới được yên thân. Nằm ngẫm nghĩ cuộc đời mình sao mà gian truân thế, mới có ít tuổi thế này phía trước chặng đường còn ngắn hay dài đâu thể biết, chỉ thấy rằng mỗi ngày trôi đi lại thêm bế tắc. Mỗi lần đi chữa bệnh không còn đơn thuần nữa mà kèm theo việc đuổi hồn đi… Đã mấy năm trôi qua, tôi kiệt quệ về tài chính, mệt mỏi về tinh thần, thân bệnh đau nhức khôn nguôi… đầu óc tôi lúc ấy đã lởn vởn đến hai từ “tự vẫn”…


Cho đến một ngày…"


Thật đáng sợ! Chỉ cách chừng 2 thập niên, từ ngày Lưu Quang Vũ viết vở  kịch, hiện tượng nhập hồn đã biến thái trầm trọng hơn. Những vong, hồn đã coi thân người như ngôi nhà không cửa, không phên vách. Nó đi vào cơ thể con người như người ta tự nhiên đi vào chợ.


Ở Nghệ An có thời rộ lên hiện tượng nhập đồng để tim mộ liệt sĩ. Rất nhiều các câu chuyện ly kỳ đã được kể lại khiến ta không thể nghi ngờ... 


Thực ra, khi tiếp cận với Pháp cao tầng của Phật Gia và Đạo Gia thì điều Lưu Quang Vũ viết trong vở kịch là những bí mật của thân thể con người, vốn là "tiểu vũ trụ" không thể dùng khoa học thực chứng mà lý giải!  


Thích Ca Mâu Ni đã từng ví thân xác chúng ta chỉ là cái bè lau mùa nước lũ dành tạm cho người qua sông về với gia đình. Cái Mê của con người là sau khi qua sông người ta không vứt nó mà đi đâu cũng đội nó trên đầu. 


Quan niệm này thể hiện qua hình tượng cái Xác nổi tiếng ở phần cuối "Tây Du Ký".


Khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần, rồi qua bến đò Lăng Vân lại phải thoát thai hoán cốt, rũ bỏ xác phàm mới có thể mang cái thân thuần tịnh mà đi gặp Như Lai Phật Tổ. Chúng ta hãy đọc đoạn này: 


“Tôn Đại Thánh chắp tay đa tạ, nói: ‘Xin cảm ơn tấm lòng tốt đón tiếp sư phụ tôi. Xin mời sư phụ lên đò nào. Chiếc thuyền này tuy không đáy nhưng vững vàng lắm, nhỡ có sóng to gió cả cũng chẳng lật được’.


Tam Tạng bấy giờ vẫn chưa yên tâm, Hành Giả đứng khoanh tay trước ngực, bất ngờ ẩy mạnh một cái, Tam Tạng đứng không vững, rơi đánh ào một cái xuống nước. Tiếp Dẫn Phật Tổ nhanh tay đỡ lấy, dắt xuống đò. Tam Tạng vừa phủi quần áo, vừa giậm chân oán trách Hành Giả. Hành Giả dắt luôn cả Sa Tăng, Bát Giới dắt ngựa gánh đồ xuống đò. Thầy trò đứng cả ở đằng mũi đò. Phật Tổ nhẹ nhàng ẩy con đò ra. Bỗng thấy phía thượng lưu một xác người trôi xuống. Tam Tạng sợ hãi luống cuống.

Hành Giả cười nói: ‘Sư phụ đừng sợ. Xác đó là sư phụ đấy’.

Bát Giới cũng nói: ‘Đúng sư phụ rồi! Đúng sư phụ rồi!’.

Sa Tăng vỗ tay nói: ‘Đúng sư phụ rồi! Đúng sư phụ rồi!’.

Tiếp Dẫn Phật Tổ giơ tay làm hiệu nói: ‘Đúng là ngài! Xin chúc mừng! Xin chúc mừng!’.

Ba người cùng đồng thanh họa theo lời Phật tổ. Con đò được chèo đi, trong chớp mắt đã vững vàng rời khỏi bến tiên Lăng Vân sang tới bờ bên kia. Tam Tạng quay người nhẹ nhàng bước lên bờ.


Có bài thơ làm chứng rằng:


“Thoát rồi xương cốt trần gian, 

Tương thân tương ái vượt sang Niết Bàn. 

Viên mãn thành Phật thỏa lòng, 

Từ nay rửa sạch bụi trần lâng lâng”.


Ta thường lấy quan niệm hiện đại, văn minh hôm nay mà mỉa mai người xưa cho rằng "vạn vật hữu linh".


Phật, và Đạo đều thống nhất "Bốn Trong Một". Vâng, nếu coi Vật Chất, Tinh Thần, Sinh Mệnh và Năng Lượng đều là một thể thì cái nhìn của Lưu Quang Vũ đã nâng tầm nhận thức mới về Thân Thể, về Sinh Mệnh con người. Đây quả là thứ trân quý và bí mật nhất trong những bí mật mà nhân loại phải qua con đường tu luyện mới khám phá được. Khoa học thực chứng và lo-gic suy luận thông thường của chúng ta mãi mãi sẽ là những hàng rào khiến ta bò lết mãi mãi mà không ra được.

 

Đạo Gia cho rằng thân thể người là tiểu vũ trụ. Nó có hàng tỷ tỷ tỷ các sinh mệnh thể cùng chi phôi bởi một thứ Công (năng lượng) đặc thù. 


Con người chết đi, linh hồn rời khỏi xác. Mọi tế bào rời ra, nhục thân thối rữa nhưng trong vô vàn các không gian khác, các thể sinh mệnh ấy vẫn tồn tại. 


Khi hồn Trương Ba nhập xác thì xác ấy có Hồn nên nó tồn tại như một con người vốn hiện hữu. 


Do đó, việc Xác và Hồn đối thoại và có quan niệm sống đối lập là điều có thể hiểu được. 


Ngoài xã hội cái Ác đang chiếm ưu thế. Những kẻ xôi thịt đang khống chế con đường đi của nhân loại; kẻ sỹ như Trương Ba thưa thớt thậm chí thành kẻ dở hơi, thì ưu thế của xác hàng thịt thượng phong hơn hồn Trương Ba là tất yếu. 


Con người không được sống là chính mình chính là bi kịch lớn của thời Mạt Tận. 


Đứng dưới góc độ tâm linh mà nhìn thì thế giới con người gồm cả phần hồn và xác rất phức tạp. Cái mà ta gọi là Hồn nó tương đương với khái niệm Nguyên Thần. Nó chính là phần Chủ Ý Thức của con người. Những ai bị các sinh mệnh và tín tức ngoại lai khống chế cầm tù thì chính Chủ Ý Thức không điều khiển được mình. Đó là nguồn gốc của cái mà ta gọi là Bệnh Tâm Thần. 


Rõ ràng, khi Chủ Ý Thức của Trương Ba đi vào một thân thể chứa đầy Hậu Thiên của anh Hàng Thịt thì độ vênh, sự tương khắc là không thể…

 

Linh Hồn trong bản chất sâu xa luôn có Phật Tính, luôn trung thành với Chân, Thiện, Nhẫn. Khi sống trong thế giới Mê, cái phần Thiện căn ấy bị vùi lấp, thậm chí bị vùi dập. Hồn Trương Ba không chống nổi, không thể tương thích với xác anh hàng thịt cũng chính là phản ánh đối ứng giữa cái phần Thiện nảy mầm cây nhân Đức của Trương Ba và phần Hậu Thiên tích tụ Nghiệp của anh hàng thịt khi sống trong Mê của  xã hội.


Người xưa cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản Thiện". Đó là cái Tiên Thiên vốn có; nhưng càng sống, càng khôn ngoan, càng tranh đấu con người bị phần HậuThiên làm cho Mê đi "tập tương cận, tính tương viễn".

  

Những người theo khoa học, theo duy vật cho rằng: "Thân" là “hình nhi hạ”, là cái phần vật chất duy nhất của con người, là phần hữu hạn, bé nhỏ, dễ hư nát.


Trên bề mặt nông cạn người ta nói Đạo Giáo  coi Thân là cái cớ để chịu khổ đau; Phật Giáo coi chân thân vô thân. Nó là biểu hiện của một kiếp luân hồi…


Thực ra, trong Phật Giáo nguyên thủy, Thích Ca Mâu Ni truyền La Hán Pháp mặc dầu Pháp của ông rất cao thâm. Ông giảng Niết Bàn. Tức là, người tu luyện chịu khổ, trả nghiệp, khi viên mãn bỏ lại xác thân mang theo Công mà đi về cảnh giới trên cao…


Thực ra, những Đại Pháp cao thâm theo "tính mệnh song tu" thì Thân Xác rất quan trọng. Các Lạt Ma Tây Tạng viên mãn đều theo hình thức "quang hóa"; Đạo Gia thì "bạch nhật phi thăng"...


Như vậy, khi viên mãn, cả Công và thân cùng đi về Thiên Quốc chứ không bỏ thân lại theo kiểu Niết Bàn!


Do đó, có cái gì đó như là mách bảo của sinh mệnh cao tầng, Lưu Quang Vũ đã nói với chúng ta một sự thật, một bí mật  mà ở thế giới Mê con người không dễ gì chấp nhận: Thân Thể không chỉ là một tảng thịt.


Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác hàng thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng thèm được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt..



Cũng trên Đại Kỷ Nguyên tôi đọc được hai bài viết của Minh Thành nghiên cứu khá nghiêm túc về vấn đề vong nhập, hồn nhập xác.


Tuy nhiên, các hiện tượng này dường như đối lập với câu chuyện của Lưu Quang Vũ. Hồn ở đây là Ma. Chúng đẩy Hồn của một cá thể ,chiếm hữu khống chế và làm cho con người bình thường có những biểu hiện như điên loạn... 


(" Bảy dấu hiệu phân biệt người có vong nhập, ma nhập và bệnh tâm thần thông thường" *"Nếu bị vong áp, hồn nhập, làm thế nào để trục xuất chúng?")


Tôi lược trích ra đây một số ý để chúng ta tham khảo:


Thực tế có nhiều người bị "vong nhập, hồn chiếm xác" nhưng không biết kêu ai bởi lẽ người ta chẳng nhìn thấy vong ấy có hình thù thế nào, hơn nữa đa số người trong giới khoa học đều cho đó là chuyện nhảm nhí. Vậy là những nạn nhân này bị xếp chung vào nhóm “tâm thần”, mắc bệnh thần kinh và chữa trị theo y khoa hiện đại.


"Vong nhập" là hiện tượng liên quan đến thế giới tâm linh, cũng có thể coi đó là thế giới vô hình vì người ta không nhìn được qua con mắt thông thường. Người “bệnh” bị một đối tượng (vô hình) hay còn gọi là vong, linh hồn chiếm xác và chi phối một phần hoặc kiểm soát toàn bộ các hành vi (bao gồm ngôn ngữ) của người này.


Trong dân gian, người ta vẫn gọi đây là bệnh phần âm, ma nhập, bị phần âm “hành”, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các đối tượng bị ma nhập rất đa dạng, nam nữ già trẻ đều có nhưng dường như tỉ lệ xảy ra đối với nữ cao hơn.


Người không bị nhập có toàn bộ hành vi và lý trí như một người bình thường, cá tính quen thuộc như gia đình và bạn bè xưa nay vẫn thấy. Tuy nhiên, khi bị ma nhập sẽ đột ngột có biểu hiện khác lạ, sự khác lạ này phụ thuộc vào “đối tượng” chiếm xác.( tác giả liệt kê có 7 biểu hiện) 


Nhìn chung biểu hiện của người bị "vong nhập" rất phong phú và đa dạng. Hãy tưởng tượng thân người xương thịt kia như một cái áo, linh hồn nào nhập vào đó (giống như mặc cái áo thịt kia lên) thì sẽ có những biểu hiện riêng của chính nó. Linh hồn thường tinh ranh hơn người thường, nên đôi khi còn có biểu hiện mà người bình thường không hiểu được.


Hiện tượng "nhập hồn" có thể gây nhiều phiền toái cho người bị chiếm xác, nhưng đa phần mọi người đều “bó tay” nhìn mà không biết xử lý ra sao. Cũng có trường hợp mượn thầy pháp sư về cúng và đánh đuổi hồn đi nhưng không phải luôn thành công. Đôi khi phần vô hình quá tinh khôn, còn dẫn dụ thầy pháp tiếp tay tra tấn nạn nhân bằng lửa, roi dâu hoặc làm nhục với đồ dơ như phân gà, máu chó. Tệ hại hơn nữa, có khi thầy pháp đánh đập người bị nhập đến chết.


*Tiến sĩ Alan Sanderson, một người thực hành liệu pháp trục xuất linh thể cho biết trên bài báo của mình có tên “Liệu pháp trục xuất linh thể: Nó là gì và có thể làm được gì?”: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng khái niệm nhập hồn và thực hiện trục xuất linh thể không dựa trên đức tin, tôn giáo và niềm tin huyền bí. Chúng dựa trên quan sát các trường hợp lâm sàng và phản ứng đối với các kỹ thuật điều trị tiêu chuẩn. Đây là một cách tiếp cận khoa học mặc dù có tính đến kinh nghiệm chủ quan và không bị giới hạn bởi lý thuyết khoa học đương đại.”


Nhiều nhà nghiên cứu đồng tình cho rằng hiểu biết hiện đại về cơ thể người, đặc biệt là bộ não còn rất hạn chế. Có những hiện tượng tồn tại hết sức thực tại trong xã hội nhân loại vượt khỏi khả năng lý giải của khoa học thực chứng hiện đại. Máy móc ngày nay cũng không cân, đo, đếm được linh hồn, không hiểu được hành vi của linh hồn… nên đa số người ta gom chung lại cho là mê tín. Nhưng thực ra đó chỉ là giới hạn phân tích của khoa học, cũng tương tự như khả năng nhìn bằng mắt thường của con người, rất có giới hạn. Nhân loại không cảm nhận được sự tồn tại của các loại sóng điện thoại, wifi… nhưng chúng vẫn luôn ở đó và hoạt động phục vụ con người.


Đối với một số người có khả năng nhìn bằng con mắt thứ 3 (khả năng ngoại cảm) thì linh hồn hết sức thực tại và sống động. Cảm nhận của những người bị hồn nhập cũng rất thực tại, nhìn chung đều thấy như thể là “bị đánh bật” ra khỏi cơ thể, mất quyền kiểm soát cơ thể (bao gồm cả tay, chân, giọng nói…), cơ thể bị linh hồn đang chiếm giữ điều khiển.


Một khi bị hồn nhập, hành vi của “người này” có thể thay đổi hoàn toàn, do vậy nhiều trường hợp bị gom chung lại thành những trường hợp mắc bệnh tâm thần, người đa nhân cách… nhưng thực ra họ đang bị “mất quyền kiểm soát”.


Trên mạng đang lan truyền một bức thư cô giáo Minh Ngọc viết cho học sinh trong lễ trưởng thành ở trường Đinh Thiện Lý. Trong lời khuyên thứ hai cô muốn "con phải luôn sống là chính mình". Cô đã khai thác ý nghĩa tư tưởng nhân sinh của tác phẩm:


"Chắc con còn nhớ vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ? Bi kịch sống khác mình, sống không được là mình thật đau đớn, giằng xé phải không con?

Khi sống là chính mình, con sẽ luôn nhẹ nhõm, sẽ luôn an vui, sẽ luôn cảm nhận được hạnh phúc. Sống là chính mình cũng giống như con bơi theo dòng chảy, nước sẽ nâng đỡ con. Sống khác với chính mình giống như con vật lộn với dòng nước ngược, vất vả và mệt nhọc.


Cô tặng lại các con lời bài hát "Bông hoa duy nhất trên thế gian" của Nhật Bản nhé:


Là bông hoa duy nhất có mặt trên thế gian này

Mỗi chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Vì vậy hãy cố gắng hết mình

Để những hạt giống nở rộ thành hoa

Những bông hoa dù lớn hay nhỏ

Chúng không hề ganh đua xem hoa nào đẹp nhất

Tất cả đứng chung trong một cái lọ

Xinh đẹp và kiêu hãnh biết bao

Bạn chẳng cần phải trở thành số một

Bắt đầu với việc là chính mình


Bạn đã là người đặc biệt…


Hãy nhớ, luôn là chính mình vì con luôn riêng biệt và có giá trị."


Trong nghiên cứu xã hội, người ta nói tới hiện tượng mà Lưu Quang Vũ khai thác trong tác phẩm này là  "tha hóa". Người ta thường cho học sinh những đề văn liên hệ tới kiểu nhân vật đồng dạng. Đa số là liên hệ tới  Chí Phèo của Nam Cao.

Trên bề mặt thì cả hai đều là bi kịch tha hóa; cả hai đều không thể dùng nhân cách lương thiện để chống lại áp lực ưu thế của cái Ác; cả hai phải dùng cái chết để thăng hoa tư tưởng nhân văn...

Nhưng đứng ở góc độ tâm linh thì vở kịch của Lưu Quang Vũ  phức tạp hơn nhiều.

Đây không chỉ là một tác phẩm phản ánh hiện thực thuần túy. Nó đã đi vào thế giới tâm linh. Một đề tài vĩnh cửu nhưng không phải ai cũng có thể Ngộ, có thể nhận thức được... 

Đi theo hướng này, nó có thể gợi cho ta nhiều khám phá mới, nhiều điều thú vị mới ... 

La Vinh