Người tạc tượng Đức Thánh Trần

Người tạc tượng Đức Thánh Trần
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiển hách: chỉ huy quân dân ta ba lấn đại thắng Nguyên - Mông đầu thế kỷ 13. Ông được dân ta suy tôn là Đức Thánh Trần, lập đền thờ và dựng tượng đài ghi công ở nhiều nơi; được thế giới công nhận là một trong những tướng tài của mọi quốc gia, mọi thời đại.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiển hách: chỉ huy quân dân ta ba lấn đại thắng Nguyên - Mông đầu thế kỷ 13. Ông được dân ta suy tôn là Đức Thánh Trần, lập đền thờ và dựng tượng đài ghi công ở nhiều nơi; được thế giới công nhận là một trong những tướng tài của mọi quốc gia, mọi thời đại.

Tượng đài chính là tượng Đức Ngài Trần Hưng Đạo. Riêng các tỉnh phía Bắc đã có 5 pho, nhưng chưa công trình nào xứng tầm vóc vĩ đại của Ngài và chưa đạt yêu cầu về vị trí đạt tượng, môi trường, hướng tượng phù hợp đường vận hành của mặt trời...
 

Tượng đài Trần Hưng Đạo – đá – cao 12,7m , khánh thành năm 1998 trên núi An Phụ, tỉnh Hải Dương
 
Pho tượng mới này tạc bằng đá núi Nhồi, Thanh Hóa, cao 12,7m đặt trên dãy núi An Phụ, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương, nằm giữa hai con sông Kinh Thầy và sông Thái uốn khúc giữa cảnh núi non hùng vĩ. Ngọn núi cao nhất ở dãy An Phụ có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu - Thân phụ của Đức Ngài Hưng Đạo.

Tượng đặt theo hướng đông đông nam nên đồng hòa được với thiên nhiên. Ánh sáng mặt trời lan tỏa hợp lý theo đường vận hành đông- tây,  nên dù sáng, trưa, chiều, đêm trăng đều phát huy được hiệu quả nghệ thuật. Nếu du khách đi ở những đường khác nhau như quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, đi bộ từ chân núi lên, đường ô tô vòng quanh núi hay từ hai dòng sông nhìn lên thì thấy hình khối tượng sẽ chuyển động theo chiều ngược lại. Tượng gồm 65 phiến đá xanh, chia thành 8 thớt kết dính bằng lõi bê tông, cốt thép.

Tượng đài được tạc ở thế đứng, tay trái tì đốc kiếm, biểu hiện sự cảnh giác trước họa xâm lăng. Tay phải cầm cuốn thư, thể hiện tầm nhìn chiến lược, văn võ song toàn. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiển hách: chỉ huy quân dân ta ba lần đại thắng Nguyên - Mông đầu thế kỷ 13. Ông được dân ta suy tôn là Đức Thánh Trần, lập đền thờ và dựng tượng đài ghi công ở nhiều nơi; được thế giới công nhận là một trong những tướng tài của mọi quốc gia, mọi thời đại.
 

Toàn cảnh tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ, tỉnh Hải Dương – 1998
 
Tượng đài chính là tượng Đức Ngài Trần hưng Đạo. Riêng các tỉnh phía Bắc đã có 5 pho, nhưng chưa công trình nào xứng tầm vóc vĩ đại của Ngài và chưaddajt yêu cầu về vị trí đặt tượng, môi trường, hướng tượng phù hợp đường vận hành của mặt trời...
Chân dung quắc thước, nhưng nhân hậu, thể hiện tinh thần tự tin, chí nhân, chí dũng.

Phù điêu gần chân tượng làm bằng đất nung, dài 45 mét, cao trung bình 2,5m, gồm 526 viên, là phù điêu đất nung lớn nhất nước ta.

Nếu tượng là công trình nghệ thuật đặc sắc về một danh nhân tiêu biểu của dân tộc thì phù điêu là bức tranh truyện khổng lồ, kể về cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện chống Nguyên - Mông từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, trong đó có quang cảnh hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng, trận thủy chiến vang dội trên sông Bạch Đằng...

Sân và lan can được lát và xây bằng gạch phỏng chế theo mẫu gạch thời Trần.

Ngày 18-8 Mậu Dần (8-10-1998) công trình được khánh thành trọng thể đúng kịp kỷ niệm 698 năm ngày mất của Đức Ngài. Đây là công trình văn hóa lớn cuối thế kỷ 20 của đất nước, biểu hiện sự cố gắng rất cao của Đảng bộ và nhân dân Hải Dương. Công trình như một biểu tượng hoành tráng, báo hiệu một thời kỳ phục hưng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhóm tác giả tượng đài gồm bốn nghệ sĩ điêu khắc tài năng: Hà Trí Dũng, Khúc Quốc Ân, Vũ Ngọc Thành, Hoàng Ân. Nhưng người sáng tác mẫu tượng, trực tiếp tạc và tạo dựng là nghệ sĩ Hà Trí Dũng, ông sinh năm 1954, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội 1985, hiện là ủy viên thường vụ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Quốc hội khóa X.

Tại kỳ họp thứ 6, tháng 11 - 1998, ông đề xuất hai ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội chú ý, hoan nghênh. Đó là việc hàng năm, Quốc hội nên bỏ phiếu tín nhiệm các Bộ trưởng và các biện pháp bảo đảm tính khả thi cho công việc công khai tài sản cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp. Ông là người hoạt động xã hội tâm huyết và nhà nghệ sĩ có nhiều thành đạt , gây ấn tượng đẹp trong công chúng. Tác phẩm “lặng lẽ” (bê tông) đoạt giải ba trong triển lãm điêu khắc toàn quốc 10 năm (1982 - 1992): “Âm hưởng đồng bằng” giải ba triển lãm Mỹ thuật đồng bằng sông Hồng 1996; mẫu “Tượng đài Bác Hồ” giải B năm 1990; Tượng Nhà bác học Lê Quý Đôn (đá) giải A năm 1991: “Cột bi hùng (gỗ) được bày tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1995; “Đêm trăng” (gò nhôm) giải nhất triển lãm Công đoàn Việt Nam 1992. Trong cuộc đua tài năm 1994, mẫu “Tượng đài Trần Hưng Đạo” của ông được trao giải nhất.

Cuối năm 1994, ông cùng nhóm tác giả bắt giàn đắp tượng Đức Thánh cao to như một tòa nhà ba tầng tại đường Thái Hà (Hà Nội) và thu nhận được nhiều ý kiến quý báu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và các nghệ sĩ.

Ông cho biết, sau khi làm cốt, đắp đất, hoàn thiện về kỹ thuật bằng mô hình thật là việc đổ khuôn bản chính bằng thạch cao. Cần chia khuôn cho phù hợp việc thể hiện ra đá. Đá Núi Nhồi có lịch sử lâu đời, kết cấu đông đặc, không rạn nứt, gân mịn, dẻo dai nhưng vẫn rắn chắc. Vừa khai thác từ lòng đất lên là làm ngay, để tránh bị phong hóa cao, khó làm.

Điều khó nhất là biến khối đá vô tri thành một linh hồn sống. Tác giả phải tạo, truyền tới những người thợ đá vốn hiểu biết về phong cách nghệ thuật thời Trần, phong cách tác giả, ý đồ nghệ thuật, nhân vật lịch sử được thể hiện.

Sau khi những người thợ đá đục xong về cơ bản, ông phải sửa lại lần cuối về khối, kỹ thuật, các mặt nhám, thớt khối cho hoàn chỉnh, rồi đặt pho tượng đúng vị trí đã tính. Trên cơ sở môi trường sẵn có của núi An Phụ và vùng danh lam, cổ tích xung quanh, ông cho mở thêm con đường đi hợp lý, trồng một số cây xanh, đặt phù điêu lớn để tăng giá trị nghệ thuật cho công trình.

Một lần, ông đang làm việc ở thị xã Thái Bình thì có xe ô tô đến đón sang Hải Dương để ngắm nghía lần cuối sau khi dựng tượng. Những người thợ đá lành nghề tuy rất trung thành với nguyên mẫu, nhưng ở tầm cao gần 200 mét so với mặt biển và giữa cảnh trời mây lồng lộng, sông nước lấp lánh núi non hùng vĩ, ông thấy cần phải làm lại khuôn mặt Đức Ngài cho phù hợp. Thế là ông lại thắp hương xin phép, tự leo lên cao chót vót, ròng rã mấy ngày để sửa sang khuông mặt.

Khuôn mặt Đức Ngài có hình chữ Vương, toát lên phong thái quyền quý, thông minh, tài trí và lòng quả cảm của một vị tướng từng trải, kiên trung. Thân tượng ung dung tự tại. Khối ngực chắc khỏe, đôi chân mạnh mẽ, áo khoác bay ra sau đẩy thân tượng về phía trước.

Khi nhìn gần, du khách có thể cảm nhận được diện mạo, tư chất, trí lực của Đức Ngài, nhưng khi nhìn xa từ các hướng, du khách lại cảm nhận được một hình khối điêu khắc hợp lý trong không gian về tỷ lệ ánh sáng, khiến pho tượng ẩn hiện kỳ bí vào những ngày có mây bay trên núi hoặc sáng rực lên lúc trời sắp có giông bão.

Để chống sét, các tác giả đặt trên đỉnh đầu tượng ba tấm inox, 1,1 tạ chì, đồng đỏ và 47 tấn muối chôn theo dây dẫn.

Trong cuộc đời nghệ sĩ của mình, Hà Trí Dũng đã tạc dựng khá nhiều pho tượng, trong đó có cả một số tượng Phật, nhưng chưa bao giờ ông lại cảm thấy việc làm của mình đầy xúc động, đậm chất thiêng liêng, huyền bí kỳ lạ như lần này.

Ba người con của Hà Trí Dũng, trong đó có cả cô gái út, đều học giỏi, vẽ và nặn tượng giỏi. Người con lớn là Hà Dũng Hiệp, hiện đang học trường Đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội chính là tác giả mẫu quần áo tượng Đức thánh, được bố chọn dùng từ lúc còn học phổ thông.

Chính vì thế mà mầy năm nay, cả nhà ông toàn tâm toàn ý hầu hạ Đức Thánh, coi ngọn núi An Phụ là cõi linh thiêng, thường xuyên thăm viếng.

Ông kể, ngày 20-8 Mậu Dần là ngày giỗ Đức Thánh. Lễ khánh thành tượng đài, sau hai năm chuẩn bị, ba năm thi công, được tiến hành vào ngày 18-8. Đêm trước đó, lúc 23h 15 phút đã diễn ra lễ nhập hồn pho tượng. Đông đảo các vị khách ở Trung ương, Hà Nội, Hải Dương và các tỉnh lân cận cùng nhân dân địa phương đã chứng kiến một đêm huyền diệu.

Những vùng núi xung quanh vẫn lắc rắc mưa nhỏ. Đỉnh An Phụ không mưa nhưng nhiều mây. Khi Hòa thượng Thích Viên Thành trụ trì một ngôi chùa lớn ở Hà Nội trong bộ quần áo màu vàng óng ánh làm lễ khấn trời đất, dâng hương Đức Thánh xong thì mây tan, trăng sáng. Nghệ sĩ Hà Trí Dũng thấy mình lâng lâng, ngây ngất. Ông đứng thẳng người, nâng cao mâm lễ vật, miệng dõng dạc hô to: Hồn thiêng sông núi, nhập! Rồi ông tung gạo, muối, vừng, đỗ, hoa quả, tiền giấy ra bốn phương, tám hướng cho mọi ngời thu lại, chia nhau hưởng lộc Thánh.

Tiếp đó, vị hòa thượng kéo dây mở tấm vải đỏ phủ tượng. Tấm vải tung bay, cuốn một vòng quanh cổ Đức Thánh, rồi uốn lượn hạ dần xuống chân tượng, để mỗi người nhận một mảnh nhỏ lấy phước. Riêng bà Liên vợ Hà Trí Dũng được nhận một mảnh to hơn để quấn cổ trừ tà.

Ngước lên nhìn khuôn mặt nhân từ, quắc thước của Đức Thánh, các vị bô lão và nhân dân quanh vùng, không ai bảo ai đều nhất loạt quỳ xuống thì thụp khấn vái, miệng lẩm bẩm cầu nguyện cho Đất Nước ngày càng phồn thịnh.
 
ĐỖ MINH HOÀNG