Phật Đản

Phật Đản
Ngày 08/4 Âm lịch, theo Ấn Độ và các nước Bắc Tông, Đại thừa (대승불교) là Phật Đản, ngày Phật ra đời (đa phần Nam Tông, Nguyên thuỷ (원시불교) theo ngày 15/4, riêng Việt Nam theo Bắc Tông vẫn chọn ngày 15/4).




Phật Đản (08/4 AL)


1. Ngày 08/4 Âm lịch, theo Ấn Độ và các nước Bắc Tông, Đại thừa (대승불교) là Phật Đản, ngày Phật ra đời (đa phần Nam Tông, Nguyên thuỷ (원시불교) theo ngày 15/4, riêng Việt Nam theo Bắc Tông vẫn chọn ngày 15/4). 


Ở Hàn Quốc có từ 연등, có nhiều nghĩa (đồng âm dị nghĩa), trong đó có nghĩa là Nhiên đăng (연등, 燃燈) và Liên đăng (연등 蓮燈). Hai từ này đều liên quan đến Phật giáo. 


Nếu ở Triều Tiên thì câu giải thích trên là thừa vì Nhiên đăng là 연등, còn Liên đăng là 련등. 


2. Nhân gian vô minh tăm tối, chìm trong đau khổ, luân hồi triền miên. Và Phật ra đời, mang Chân lý (진리)đến giáo hóa chúng sinh thoát khổ, thắp lên ngọn đèn Tuệ trong đêm tối Vô minh (무명). 


Phật vì từ bi, cứu khổ chúng sinh mà đến, Ngài là người thầy dẫn đường, còn đi theo hay không thì tùy mỗi chúng sinh, không ép. 


Vậy nên, vào ngày Phật đản, Hàn Quốc và một số nước thắp đèn để làm nổi bật ý nghĩa "Tuệ đăng phá Vô minh". Thắp đèn là Diên đăng. Ánh sáng của đèn là trí tuệ có được từ Phật, gọi là Tri kiến Phật (부처님의 지혜). 


3. Phật ra đời, sống trong môi trường ô trược, ngũ độc Tham (탐), Sân (진), Si (치), Mạn (만), Nghi (의) nhưng vẫn không bị nhiễm, vẫn sáng suốt nhận ra Đời là Khổ và nỗ lực tìm đường thoát Khổ, và đã thành đạo, rồi Tứ Thánh Đế (사정제), Duyên khởi (연기) ra đời. Để tán thán, làm nổi bật sự Vô nhiễm của Phật, chúng sinh lấy hình ảnh hoa sen gắn vào với Phật, thế nên mới có câu chuyện 7 hoa sen dưới chân, có chuyện tòa sen, có chuyện sinh ra từ sen và sen trở thành một trong biểu tượng của Phật giáo như ngày nay. Sen đấy là biểu tượng, chứ thực tế chẳng có đóa sen nào liên quan đến Phật Thích Ca và các vị Phật khác, các vị Bồ tát cả. 


4. Nếu bạn mang ơn Phật, theo Phật thì bạn nên học các tri kiến của Phật, những giáo lý như Tứ Thánh Đế Duyên khởi, về Không (공), Vô thường (무상), về Từ (자) - Bi (비) - Hỷ (희) - Xả (사). Nếu bạn có thắp hương, nến thì hãy thắp để nhớ về Phật chứ không phải cầu xin Phật bởi Phật không can thiệp nghiệp quả, không cho, không lấy, không thưởng, không phạt ai bao giờ.


"Tào khang" là bã rượu, vốn nấu xong rượu thì làm cám cho lợn ăn. Nghèo đến mức phải ăn nó thì là khổ lắm lắm luôn.


 Với hình ảnh như thế, cặp vợ chồng mà chung nghèo, chung khổ với nhau, lập nghiệp từ khi chỉ với hai bàn tay trắng, người ta gọi đó cặp vợ chồng tào khang. Và, cũng vì thế, khi ông nào nói "vợ tào khang" tức là nói về tình cảm, ân nghĩa của người vợ ấy đối với mình. Nhớ nhé, ngoài tình cảm ra còn có cả ân nghĩa nữa. Vợ chồng dù hết tình vẫn còn nghĩa. Riêng cái ân nghĩa tào khang ấy, vốn là thứ mà dù thịt nát xương tan cũng không quên, dù gươm đao kề cổ cũng quyết không phụ. Những ai mà leo lẻo "tào khang chi nghĩa", rồi đùng cái bỏ ngang thì đúng là dạng "tào lao chi khươn" rồi.


Trên đây là giải thích ý nghĩa của hai chữ "tào khang" thôi, chứ còn, tất nhiên, yêu ai, lấy ai, bỏ ai là chuyện cá nhân mỗi người, ta không phải đương sự thì cũng thật khó đánh giá, nhận xét.