Tao khang chi thê

Tao khang chi thê
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 조강지처(糟糠之妻 - tao khang chi thê). Ở đây, tao khang - cám trấu, bã rượu, chi - của, thê - vợ. Cám trấu, bã rượu là những thứ thấp kém, vốn chỉ cho heo ăn, chỉ nhà nghèo lắm lắm mới dùng để cho người ăn. Tao khang chính là đại diện cho những gì khó khăn, khổ ải nhất. Vậy nên người vợ cùng ta chia sẻ những cái đó, nắm tay nhau đi lên từ lúc hàn vi, hay cùng trải qua những lúc suy vi thì gọi là Tao khang chi thê.

 

Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 조강지처(糟糠之妻 - tao khang chi thê). Ở đây, tao khang - cám trấu, bã rượu, chi - của, thê - vợ.

 

Cám trấu, bã rượu là những thứ thấp kém, vốn chỉ cho heo ăn, chỉ nhà nghèo lắm lắm mới dùng để cho người ăn. Tao khang chính là đại diện cho những gì khó khăn, khổ ải nhất. Vậy nên người vợ cùng ta chia sẻ những cái đó, nắm tay nhau đi lên từ lúc hàn vi, hay cùng trải qua những lúc suy vi thì gọi là Tao khang chi thê. Nghĩa tao khang chính là nghĩa phu thê thủy chung (trước sau như một).

 

Có câu "tao khang chi thê bất khả hạ đường" (糟糠之妻不可下堂 - 조강지처 불가하당), tức người vợ từng cùng chịu cảnh nghèo hèn với mình thì không thể bỏ được (몹시 가난할 때에 고생을 함께 겪어 온 아내를 버리면 안된다).

 

Có chuyện rằng xưa có người tên Tống Hoằng, tính tình chính trực lại có tình nghĩa. Vua Quang Võ có người chị gái là Hồ Dương công chúa đem làm ái mộ Tống Hoằng nên mua gả chị cho Tống Hoằng.

 

Vua gọi Tống Hoằng bảo: "Người đời có câu, giàu đổi bạn, sang đổi vợ, người có cho vậy là chuyện thường tình chăng?".

 

Nghe thấy lời của vua, Tống Hoằng trả lời: "Tao khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong" (người vợ từng chịu hoạn nạn với mình thì khi phú quý cũng không nên bỏ, bạn bè từng chơi với mình lúc nghèo nàn thì khi mình giàu sang cũng chẳng nên quên). 

 

Nghe vậy, cả vua và công chúa cảm kích, bỏ luôn ý định ép hôn.

 

Tao khang hay Tào khang là như nhau. Trước nay cứ nghĩ Tao/Tào khang là cái gì đó quý báu, bền vững, lung la lung linh...

 

Nhẽ ra cũng phải có cả câu "Tao khang chi phu" chứ nhỉ?

 

Dương Chính Chức