Tết âm lịch

Tết âm lịch
Tết là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới, sau đêm giao thừa đã là Tết. Ấy vậy mà nhiều khi, cứ vào Tết là lại nhớ năm cũ, hay kiểm điểm năm cũ này kia, cứ như Tết là điểm cuối cùng của 1 năm vậy.

 


Tết là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới, sau đêm giao thừa đã là Tết. Ấy vậy mà nhiều khi, cứ vào Tết là lại nhớ năm cũ, hay kiểm điểm năm cũ này kia, cứ như Tết là điểm cuối cùng của 1 năm vậy.


Có người nói "Tết" bắt nguồn từ "Tiết" (節), tức là đọc trại Tiết thành Tết. Có người bảo không phải. Âm "Tết" cổ hơn nhiều so với âm "Tiết". Thôi kệ, đấy là việc của mấy cụ ngôn ngữ, văn hóa.


Ở Triều/Hàn, tết Dương lịch là 신정(新正 -Tân Chính) và Tết Âm lịch là 구정 (舊正 - Cựu Chính) và người ta đang dần chuyển sang dùng Tân Chính. Cựu Chính, Tân Chính chính là những tàn tích còn sót lại của thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên vì thời đó Nhật Bản đặt vậy để đồng nhất với tên gọi theo lịch của Nhật Bản, tức Hòa Lịch (和曆).


Ở Trung Quốc, hình như cái tên "Tết Nguyên đán" không còn dùng cho Tết Âm lịch nữa mà được chuyển sang dùng cho Tết Dương lịch thì phải. Người Trung Quốc giờ gọi Tết Âm lịch là Xuân Tiết (春節) (áp dụng từ ngày 27 tháng 9 năm 1949 theo quyết định của Hội nghị Toàn thể Khoá I Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc).


Ở Việt Nam ta, xưa lắm thì ăn Tết Nguyên Đán vào tháng Một (Kiến Tý), sau này theo lịch của Hán Vũ Đế, Tết Nguyên Đán bắt đầu từ tháng Giêng (Kiến Dần). Người Việt thì chỉ làm việc với Dương lịch thôi, chứ làm nhà, cưới xin hay làm việc gì hệ trọng là vẫn cứ dựa vào Âm lịch mà làm.

Dương Chính Chức