Thành ngữ: Khua cỏ dọa rắn

Thành ngữ: Khua cỏ dọa rắn
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán và Việt: 타초경사 - 打草驚蛇 - đả thảo kinh xà. Ở đây, đả là đánh, thảo - cỏ, kinh - làm cho sợ, xà - rắn. Câu này có nghĩa là khua cỏ dọa rắn. Hàm ý câu này là đánh A để răn đe B, hoặc dùng A làm mồi nhử bắt B lộ nguyên hình (do B có tật giật mình).


Thành ngữ tiếng Hàn, Hán và Việt: 타초경사 - 打草驚蛇 - đả thảo kinh xà. Ở đây, đả là đánh, thảo - cỏ, kinh - làm cho sợ, xà - rắn.


Câu này có nghĩa là khua cỏ dọa rắn.


Hàm ý câu này là đánh A để răn đe B, hoặc dùng A làm mồi nhử bắt B lộ nguyên hình (do B có tật giật mình).


Câu chuyện được trích từ “Nam Đường cận sự”, một tác phẩm được biên soạn bởi Trịnh Văn Bảo (953–1003) vào triều nhà Tống. 


Chuyện rằng: thời Thập Quốc Ngũ Đại, Vương Lỗ người Nam Đường Vương Lỗ làm huyện lệnh ở Đương Đô, tham lam, ăn hối lộ khắp nơi. 


Một ngày, có tờ sớ tố cáo 1 thủ hạ của Vương Lỗ, liệt kê rất nhiều tội trạng của tên này. Vương Lỗ chột dạ vì cứ như đang đọc bản tố cáo chính mình vậy. Bất giác Vương Lỗ viết lên tờ đơn tám chữ 汝虽打草,吾已蛇惊 (Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ kinh xà, nghĩa là người tuy khua cỏ nhưng ta như con rắn hoảng sợ). Câu đả thảo kinh xà chính là được rút gọn từ câu "Nhữ tuy đả thảo, ngô dĩ kinh xà".


Dương Chính Chức