• dau-title
  • Trang văn
  • cuoi-title

Chùa Hồng

Thứ sáu - 02/10/2020 16:24

Những lần về quê gần đây tôi cũng được biết khu chùa Hồng đang được trùng tu và xây thêm một số công trình mới nay mới được chiêm ngưỡng dù chỉ qua hình ảnh thì cũng không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp hoành tráng trang nghiêm đến như vậy. Chùa được làm mới ngoài mục đích để cho bà con trong làng xã dâng hương lễ Phật chùa Hồng còn cùng với chùa Từ Vân chùa Bách Tính hợp thành một quần thể di tích văn hóa tôn lên vẻ đẹp của quê hương làng vườn Bách Thuận.

Tôi cũng đọc nhiều tư liệu sách báo và cũng có một chút hiểu biết về cội nguồn lịch sử của chùa Hồng. Nền đất nơi chùa tọa lạc bây giờ ở thời xa xưa là một ngôi miếu thờ một nữ tướng thời Hai Bà Trưng tên bà là Ả Lã Phương Dung, tương truyền rằng bà là người đã dậy người dân nghề trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ và vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Do thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên như bão lũ triền miên nên ngôi miếu cổ không còn không giữ được nơi thờ bà như miếu thờ bà Quế Hoa cũng là một nữ tướng cùng thời bên Bổng Điền Tân Lập.

Để tưởng nhớ công ơn của bà những người dân đã dựng lại một ngôi miếu để thờ cúng gọi là miếu Vua Bà ngay trên nền đất cũ và cùng xây thêm một ngôi chùa thờ Phật bên cạnh tên là Thanh Long Tự về sau được gọi là chùa Hồng hay là Hồng Thái Tự. Chùa Hồng được ra đời là như thế.

Những người dân quê mình năm xưa thời đầu mở đất lập làng Gòi đã luôn tỏ lòng tôn kính dâng hương lễ Phật và biết ơn tưởng nhớ tới bậc tiền nhân nên việc hương khói cho Vua Bà được giao cho dòng họ Phạm Văn thờ phụng họ Phạm Bá thì lo việc hành lễ dâng hương kính Phật bên Hồng Thái Tự mà ta quen gọi là chùa Hồng.

Việc khu chùa được trùng tu và làm thêm những công trình mới là niềm vui không chỉ cho những lương dân ở quê nhà mà cũng là niềm vui chung cho tất cả những người con của quê hương đang sống trên mọi miền đất nước. Chỉ sau ít ngày nữa lễ khánh thành chùa mới sẽ được tổ chức ở quê nhà, được tham dự dâng hương kính Phật, thắp nén nhang vái lạy tiền nhân là niềm tôn kính không chỉ riêng của Phật tử.


Nguyễn Như Thạnh

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.