• dau-title
  • Văn học dân gian
  • cuoi-title

Ngày Hangul

Thứ sáu - 09/10/2020 18:37



Ngày Hangul
(한글날)/ Ngày Chosongul (조선글날)



Ngày  09/10, là ngày chữ Hangul của Hàn Quốc. Ngày kỷ niệm hệ thống chữ này có liên quan trực tiếp đến một tác phẩm, đó là Huấn dân chính âm (훈민정음 - 訓民正音).  Bài viết này tổng hợp nhiều chi tiết lắt nhắt, ở nhiều nơi mà tác giả đọc được, hiểu được, chủ yếu là cho người học tiếng Triều/Hàn đọc tham khảo nhân ngày Hangul. 


1. Chosongul/Hangul là hệ thống chữ viết riêng của Bán đảo Triều Tiên. Khi ra đời hệ thống chữ này, các nhà Nho học của thời Triều Tiên khi đó không hứng thú lắm và coi đó là loại văn tự không sang, nôm na, dành cho thứ dân, gọi là ngạn văn (언문-諺文), cụ thể, chữ viết này gọi là ngạn tự (언자 - 諺字), văn viết bằng chữ này gọi là ngạn văn (언문 - 諺文), tác phẩm viết bằng chữ này gọi là ngạn thư (언서 - 諺書). Ngạn (諺) có nghĩa là dân dã, nôm na, không chính thống. "Ngạn" trong "ngạn ngữ" là chữ này.  Quyển 102 của Thế tông thực lục (세종실록, 권102) có đoạn ghi là Thượng thân chế ngạn văn nhị thập bát tự (상친제언문이십팔자-上親製諺文二十八字), ý nói 28 chữ cái ban đầu. Ở Bán đảo Triều Tiên, cho đến đầu thế kỷ 20 vẫn có lúc gọi là "ngạn văn".


2. Vào năm thứ 25 sau khi đắc vị, ngày 15/01/1443, Thế Tông, vị vua thứ tư nhà Triều Tiên (세종-世宗, 조선왕조 제4대 왕) đã hoàn chỉnh bảng chữ cái của riêng Triều Tiên. Sau đó, vua cho soạn sách hướng dẫn học, bản thảo đầu tiên của "Huấn dân chính âm" (訓民正音 - 훈민정음) ra đời. Vua đặt riêng một bộ phận gọi là Chính âm sảnh ( 正音廳 -정음청) trong nội cung (tương đương Tổng Cục bây giờ), rồi giao cho các quan gồm Thành Tam Vấn (성삼문 - 成三問), Thân Thúc Chu (신숙주 - 申叔舟), Thôi Hàng (최항- 崔沆), Trịnh Lân Chỉ (정인지 - 鄭麟趾) , Phác Bành Niên(박팽년- 朴彭年) chuyên tâm nghiên cứu, soạn ra "Huấn dân chính âm giải lệ bản" (訓民正音解例本 - 훈민정음 해례본 ). Người của Huấn dân sảnh làm miệt mài, đến  năm 1446 (tức 28 năm sau khi Thế Tông đắc vị) thì hoàn thành. Sau khi ngự lãm, ngày 09/10/1446, Thế Tông ban bố sách này ra toàn dân. 


Huấn dân chính âm (訓民正音-훈민정음), với Huấn (訓) là dạy (가르치기), Dân (民) là bách tính (백성), Chính (正) là đúng đắn (바르게), Âm (音) là phát âm (소리낼것), có nghĩa là sách dạy cho người dân viết và phát âm cho đúng. Lúc này mới có 28 chữ cái cả đơn và phức, trong đó có một số chữ hiện nay không còn dùng như "ㅿ"(반시옷), "ㆆ"(옛히흥), "ㆍ"(아래아), "ㆁ"(옛이응).


* Hàn Quốc hiện có 24 chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm, không tính 16 chữ bổ sung. Triều Tiên thì có 40 chữ cái, tức là 24 của Hàn Quốc + 16 bổ sung, chia thành 19 phụ âm và 21 nguyên âm.


3. Tương truyền, các nguyên âm đều được sáng tạo trên nguyên lý âm dương và Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân). Các nguyên âm đều được cấu tạo bởi "ㆍ" là Dương, tượng trưng cho Thiên, "ㅡ" là Âm, tượng trưng cho Địa, và "ㅣ" là Trung gian, tượng trưng cho Nhân.


4. Tiếng Triều/Hàn cũng có thanh điệu lên, xuống, ngắn, dài. Nếu nhìn vào chữ thời thế kỷ 15 này, ta sẽ thấy họ có ký hiệu dấu thanh này, có đến 4 dấu thanh lận. 


Đánh dấu thanh gọi là Bàng điểm (방점-傍點), tức là đánh dấu bên cạnh chữ (글자 옆에 찍은 점). Vị trí đánh tùy hình chữ. Nếu chữ dọc thì đánh bên trái chữ, nếu chữ ngang thì đánh bên trên. Đến thế kỷ 17 thì bỏ Bàng điểm. 


Bốn dấu thanh (Tứ thanh điểm - 사성점-四聲點) là biểu thị độ ngắn, dài, cao, thấp của âm, cụ thể:


- Bình thanh (평성-平聲): không đánh dấu, phát âm thấp và ngắn (방점이 없다고 낮고 짧은 소리. Đê điệu-저조-低調).


- Khứ thanh (거성- 去聲, 〮): có 1 chấm (방점이 하나 있다), phát âm cao và ngắn (높고 짧은 소리, cao điệu-고조- 高調).


- Thượng thanh (상성-上聲, 〯): có 2 chấm (방점이 둘 있다); phát âm dài, từ thấp lên cao (낮은 음에서 높은 음으로 올라가는 긴 소리이다).


-  Nhập thanh (입성-入聲): không liên quan đến phát âm ngắn hay dài, khi âm cuối là âm tắc xát ㄱ,ㄷ,ㅂ,ㅅ bị biến thành các âm  'ㅇ, ㄴ, ㅁ, ㄴ' , có thể phát âm theo 1 trong ba thanh Bình, Khứ, Thượng ( đồng hóa âm).


5. "Huấn dân chính âm giải lệ bản" cũng được coi là một trong số bản gốc chính thức của "Huấn dân chính âm" và hiện là Di sản quốc gia số 70 (국보 제70호로 지정) của Hàn Quốc.


6. Hàn Quốc hiện lấy ngày 09/10 (ngày ban bố Huấn dân chính âm giải lệ bản) làm Ngày chữ Hàn (한글날 - Hangul). Còn Triều Tiên lấy ngày 15/01 (ngày hoàn thành Huấn dân chính âm giải lệ bản) làm Ngày chữ Triều Tiên (조선글날-Chosongul).



Ảnh kèm theo trong bài là các bản chữ khác nhau được viết ở các dạng (1) Bản viết tại Huấn dân chính âm, (2) Bản Hán tự và (3) Bản chữ hiện nay. Đoạn văn ở 3 bản đó có nghĩa là: Tiếng nước ta khác với Trung Quốc, chữ nghĩa lại không thông, do vậy, trong trăm họ chân chất của ta, nhiều người đã không thể biểu đạt đầy đủ được những gì họ muốn nói. Ta nay vì họ, chẳng tiếc công sức mà chế ra 28 chữ này, ngõ hầu để ai ai cũng có thể dễ học và thuận tiện hơn cho việc đọc viết mỗi ngày.


Dương Chính Chức


Từ khóa: Ngày Hangul (한글날)/ Ngày Chosongul (조선글날) Ngày 09/10, là ngày chữ Hangul của Hàn Quốc. Ngày kỷ niệm hệ thống chữ này có liên quan trực tiếp đến một tác phẩm, đó là Huấn dân chính âm (훈민정음 - 訓民正音). Bài viết này tổng hợp nhiều chi tiết lắt nhắt, ở nhiều nơi mà tác giả đọc được, hiểu được, chủ yếu là cho người học tiếng Triều/Hàn đọc tham khảo nhân ngày Hangul. 1. Chosongul/Hangul là hệ thống chữ viết riêng của Bán đảo Triều Tiên. Khi ra đời hệ thống chữ này, các nhà Nho học của thời Triều Tiên khi đó không hứng thú lắm và coi đó là loại văn tự không sang, nôm na, dành cho thứ dân, gọi là ngạn văn (언문-諺文), cụ thể, chữ viết này gọi là ngạn tự (언자 - 諺字), văn viết bằng chữ này gọi là ngạn văn (언문 - 諺文), tác phẩm viết bằng chữ này gọi là ngạn thư (언서 - 諺書). Ngạn (諺) có nghĩa là dân dã, nôm na, không chính thống. "Ngạn" trong "ngạn ngữ" là chữ này. Quyển 102 của Thế tông thực lục (세종실록, 권102) có đoạn ghi là Thượng thân chế ngạn văn nhị thập bát tự (상친제언문이십팔자-上親製諺文二十八字), ý nói 28 chữ cái ban đầu. Ở Bán đảo Triều Tiên, cho đến đầu thế kỷ 20 vẫn có lúc gọi là "ngạn văn". 2. Vào năm thứ 25 sau khi đắc vị, ngày 15/01/1443, Thế Tông, vị vua thứ tư nhà Triều Tiên (세종-世宗, 조선왕조 제4대 왕) đã hoàn chỉnh bảng chữ cái của riêng Triều Tiên. Sau đó, vua cho soạn sách hướng dẫn học, bản thảo đầu tiên của "Huấn dân chính âm" (訓民正音 - 훈민정음) ra đời. Vua đặt riêng một bộ phận gọi là Chính âm sảnh ( 正音廳 -정음청) trong nội cung (tương đương Tổng Cục bây giờ), rồi giao cho các quan gồm Thành Tam Vấn (성삼문 - 成三問), Thân Thúc Chu (신숙주 - 申叔舟), Thôi Hàng (최항- 崔沆), Trịnh Lân Chỉ (정인지 - 鄭麟趾), Phác Bành Niên(박팽년- 朴彭年) chuyên tâm nghiên cứu, soạn ra "Huấn dân chính âm giải lệ bản" (訓民正音解例本 - 훈민정음 해례본 ). Người của Huấn dân sảnh làm miệt mài, đến năm 1446 (tức 28 năm sau khi Thế Tông đắc vị) thì hoàn thành. Sau khi ngự lãm, ngày 09/10/1446, Thế Tông ban bố sách này ra toàn dân. Huấn dân chính âm (訓民正音-훈민정음), với Huấn (訓) là dạy (가르치기), Dân (民) là bách tính (백성), Chính (正) là đúng đắn (바르게), m (音) là phát âm (소리낼것), có nghĩa là sách dạy cho người dân viết và phát âm cho đúng. Lúc này mới có 28 chữ cái cả đơn và phức, trong đó có một số chữ hiện nay không còn dùng như "ㅿ"(반시옷), "ㆆ"(옛히흥), "ㆍ"(아래아), "ㆁ"(옛이응). * Hàn Quốc hiện có 24 chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm, không tính 16 chữ bổ sung. Triều Tiên thì có 40 chữ cái, tức là 24 của Hàn Quốc + 16 bổ sung, chia thành 19 phụ âm và 21 nguyên âm. 3. Tương truyền, các nguyên âm đều được sáng tạo trên nguyên lý âm dương và Tam Tài (Thiên - Địa - Nhân). Các nguyên âm đều được cấu tạo bởi "ㆍ" là Dương, tượng trưng cho Thiên, "ㅡ" là m, tượng trưng cho Địa, và "ㅣ" là Trung gian, tượng trưng cho Nhân. 4. Tiếng Triều/Hàn cũng có thanh điệu lên, xuống, ngắn, dài. Nếu nhìn vào chữ thời thế kỷ 15 này, ta sẽ thấy họ có ký hiệu dấu thanh này, có đến 4 dấu thanh lận. Đánh dấu thanh gọi là Bàng điểm (방점-傍點), tức là đánh dấu bên cạnh chữ (글자 옆에 찍은 점). Vị trí đánh tùy hình chữ. Nếu chữ dọc thì đánh bên trái chữ, nếu chữ ngang thì đánh bên trên. Đến thế kỷ 17 thì bỏ Bàng điểm. Bốn dấu thanh (Tứ thanh điểm - 사성점-四聲點) là biểu thị độ ngắn, dài, cao, thấp của âm, cụ thể: - Bình thanh (평성-平聲): không đánh dấu, phát âm thấp và ngắn (방점이 없다고 낮고 짧은 소리. Đê điệu-저조-低調). - Khứ thanh (거성- 去聲, 〮): có 1 chấm (방점이 하나 있다), phát âm cao và ngắn (높고 짧은 소리, cao điệu-고조- 高調). - Thượng thanh (상성-上聲, 〯): có 2 chấm (방점이 둘 있다); phát âm dài, từ thấp lên cao (낮은 음에서 높은 음으로 올라가는 긴 소리이다). - Nhập thanh (입성-入聲): không liên quan đến phát âm ngắn hay dài, khi âm cuối là âm tắc xát ㄱ, , , ㅅ bị biến thành các âm 'ㅇ, , , ㄴ', có thể phát âm theo 1 trong ba thanh Bình, Khứ, Thượng ( đồng hóa âm). 5. "Huấn dân chính âm giải lệ bản" cũng được coi là một trong số bản gốc chính thức của "Huấn dân chính âm" và hiện là Di sản quốc gia số 70 (국보 제70호로 지정) của Hàn Quốc. 6. Hàn Quốc hiện lấy ngày 09/10 (ngày ban bố Huấn dân chính âm giải lệ bản) làm Ngày chữ Hàn (한글날 - Hangul). Còn Triều Tiên lấy ngày 15/01 (ngày hoàn thành Huấn dân chính âm giải lệ bản) làm Ngày chữ Triều Tiên (조선글날-Chosongul). Ảnh kèm theo là các bản chữ khác nhau được viết ở các dạng (1) Bản viết tại Huấn dân chính âm, (2) Bản Hán tự và (3) Bản chữ hiện nay. Đoạn văn ở 3 bản đó có nghĩa là: Tiếng nước ta khác với Trung Quốc, chữ nghĩa lại không thông, do vậy, trong trăm họ chân chất của ta, nhiều người đã không thể biểu đạt đầy đủ được những gì họ muốn nói. Ta nay vì họ, chẳng tiếc công sức mà chế ra 28 chữ này, ngõ hầu để ai ai cũng có thể dễ học và thuận tiện hơn cho việc đọc viết mỗi ngày. Dương Chính Chức

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.