Hỗn loạn và biện pháp xử lý

Hỗn loạn và biện pháp xử lý
Để giải quyết một tình trạng hỗn loạn thì cần một biện pháp mạnh, cứng rắn. Tình trạng vi phạm luật giao thông tại Việt Nam hiện là hỗn loạn và nó cần một biện pháp mạnh. Nghị định 168 là một biện pháp như thế. Biện pháp mạnh về tài chính sẽ giúp người ta tỉnh ngộ, ý thức hơn.


(Ảnh: Trần Bảo Toàn)



HỖN LOẠN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

(Dương Chính Chức)
 

1. Để giải quyết một tình trạng hỗn loạn thì cần một biện pháp mạnh, cứng rắn. Tình trạng vi phạm luật giao thông tại Việt Nam hiện là hỗn loạn và nó cần một biện pháp mạnh. Nghị định 168 là một biện pháp như thế.  Biện pháp mạnh về tài chính sẽ giúp người ta tỉnh ngộ, ý thức hơn. Rõ ràng tình trạng giao thông hiện nay đã tốt hơn nhiều.

 

2. Có ý kiến cho rằng mức phạt quá nặng, nhất là với người có hoàn cảnh khó khăn. 

 

Đã là nội dung quy định pháp luật thì nó cần phải thống nhất và bình đẳng, không thể chia ra rằng người giàu nộp nhiều, người khó khăn nộp ít. Lưu thông trên đường thì đều phải giống nhau vì mọi lỗi đều có thể gây ra hậu quả, thậm chí là thảm khốc, tước đoạt sinh mạng của mình và người khác.

 

Do vậy, không nên đặt vấn đề giảm mức phạt tại quy định. Thay vì vậy, người bị phạt có thể làm đơn xin miễn, giảm với sự giải trình về lý do xin miễn, giảm. Cơ quan chức năng sẽ xem xét. Như vậy, người vi phạm vẫn có cơ hội được giảm mức phạt mà không phải điều chỉnh quy định. Về cơ quan chức năng thì nên tính đến cách xử lý như thế, đồng thời cũng phải rà soát các phương tiện điều khiển giao thông trên đường, các nút giao thông và phải chịu trách nhiệm nếu có vấn đề từ bên kiểm soát giao thông.

 

Khi tính kiểm soát hỗn loạn thường sẽ làm mạnh ban đầu, khi mọi thứ đã ổn dần thì có thể tính giảm dần. Tính giảm chứ không tính tăng.

 

3. Cứ ra rả kêu la vậy là vì hoặc không hiểu tình hình, hoặc không thiện chí với chính quyền thôi. Vì họ, hay gia đình họ may mắn chưa phải là nạn nhân của những vụ vi phạm giao thông nên mới có suy nghĩ như vậy.

 

Chả lẽ vì có hoàn cảnh khó khăn thì được phép đi ẩu? Được phép vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, leo vỉa hè hay chở đồ cồng kềnh?

 

Cứ tuân thủ giao thông thì chẳng ai phải mất tiền, đấy là điều rõ ràng nhất.

 

4. Nhưng việc khuyến khích người dân tố cáo nhau vi phạm luật giao thông, về luật thì không sai, nhưng về tình người và nuôi dưỡng thiện tâm thì bất cập. Nó nuôi dưỡng sự tham và sự nghi ngờ lẫn nhau trong xã hội.

 

(Ảnh: trang Tin tức)

 



(Ảnh: trang Tin tức)