Kết duyên tình như Bỉ dực điểu
- Thứ năm - 05/10/2023 15:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(Ảnh: Xuân Nguyễn)
KẾT DUYÊN TÌNH NHƯ BỈ DỰC ĐIỂU
Bỉ dực điểu là loài chim trong truyền thuyết sinh ra chỉ có một bên mắt, một bên cánh.
Bởi vậy, Bỉ dực điểu không thể nhìn rõ, và không thể bay được.
Thế nên, nếu nó phải sống chỉ với một bên mắt, một bên cánh cho đến lúc chết thì quả thật nó là loài chim có mệnh số quá ư bi ai...
Nhưng....nếu nó gặp được một con Bỉ dực điểu khác có bên mắt, bên cánh còn lại, chúng sẽ hợp vào làm một, thỏa chí vẫy cánh muôn nơi (Bỉ dực song phi, 비익쌍비, 比翼雙飛).
Đây là loài chim dùng để ví von cho "duyên phận", "tình yêu" khi nói về hai thân phận vốn có môi trường và điều kiện sống khác nhau, gặp nhau và kết đôi khăng khít.
Bỉ dực điểu lần đầu tiên xuất hiện trong Trường hận ca của Bạch Lạc Thiên (Bạch Cư Dị) thời nhà Đường nói về tình yêu thắm thiết giữa Huyền Tông và Dương Quý phi, sau đó thì được lan truyền rộng rãi (OM xem phim này rồi, hay lắm).
Chúng ta gọi mối duyên lành Trời xe cho là "Bỉ dực Liên lý".
Với ý rằng như cành Liên lý, hai hợp lại thành một, như Bỉ dực điểu, bù khuyết cho nhau (Liên lý chi là chỉ hai cái cây khác nhau, có cành chạm vào nhau, rồi quấn lấy nhau và cùng lớn, cùng chịu nắng mưa gió bão).
Hóa ra câu "như chim liền cánh như cây liền cành" là từ câu Bỉ dực Liên lý trong bài này của Bạch Cư Dị mà ra. Bài hát "Anh về với em" của Trần Thiện Thanh cũng dùng câu này.
Đọc xong bài này, hẳn sẽ có người tự hỏi: Phải chăng ta là Bỉ dực điểu? Vậy nửa kia đâu sao mãi chưa thấy?
Mời các bạn đọc 4 câu liên quan trong Trường hận ca của Bạch Lạc Thiên Cư Dị để tham khảo.
TRƯỜNG HẬN CA
(Trích)
Tại thiên nguyệt tác tỷ dực điểu
Trên trời, nguyện làm chim liền cánh
Tại địa nguyện vi liên lý chi"
Dưới đất, nguyện làm cây liền cành
Thiên trường địa cửu hữu thì tận
Cao đến tận trời, phủ khắp đại địa
Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ
Hận này còn mãi mãi về sau.
-----
비익조(比翼鳥)처럼 인연을
비익조(比翼鳥)는 한쪽 눈과 한쪽 날개만 가지고 태어난다고 하는 전설의 새이다.
그래서 비익조는 제대로 볼 수도, 날 수도 없다.
그렇게 죽을 때까지 한쪽 눈과 한쪽 날개로만 살다가 죽는다면, 비익조는 정말 비운의 새로 남을 수 밖에 없지만...
자신과 반대쪽의 눈과 날개를 가진또 다른 비익조를 만나면, 그 둘이 하나가 되어 세상을 마음껏 날아다닐 수 있게 된다고 한다.
서로 다른 환경과 여건에서 살다 만나 둘이 온전하게 하나가 되기에 "인연" "사랑" 을 이야기할 때 등장하는 새 중에 하나이다.
비익조는 처음 당나라 시인 백락천이 현종과 양귀비의 애절한 사랑을노래한 장한가에 등장하면서 널리 알려지게 되었다고 한다.
하늘이 이어준 귀한 인연을 우리는 '비익연리' 라고 합니다. 이는 비익조 와 연리지를 합친 말인데요.
연리지 (連理枝)처럼 서로 하나가 되고, 비익조처럼 서로 부족함을 채운다는 의미입니다.
장한가
재천원작비익조 在天願作比翼鳥
하늘에서는 비익조가 되기를 원하고
재지원위연리지 在地願爲連理枝
땅에서는 연리지가 되기를 원하네
천장지구유시진 天長地久有時盡
(높은 하늘 넓은 땅 다할 때가 있건만)
차한선선무절기 次恨線線無絶期
*****
(이 한은 끝없이 계속되네)