Mạn đàm về chữ Dân

Mạn đàm về chữ Dân
Tiện đang ồn ào về khái niệm "Dân", Mình tìm hiểu thì thấy người ta nói về nguyên nghĩa của "Dân" như thế này: 1. Chữ hay khái niệm về "Dân" vốn thê thảm lắm.

 



Tiện đang ồn ào về khái niệm "Dân", Mình tìm hiểu thì thấy người ta nói về nguyên nghĩa của "Dân" như thế này:


1. Chữ hay khái niệm về "Dân" vốn thê thảm lắm. Theo Giáp cốt văn, nó được cho là hình thành từ chữ "目" (Mục) và chữ "十" (Thập). Thời nhà Thương, nô lệ, người ở bị đóng ấn lên mặt, hay thích chữ "十" chéo lên một bên mắt để đánh dấu thân phận.


Sau này, đến thời Đông Chu rồi Xuân Thu, người ta bắt đầu phân biệt thân phận của "人" (Nhân) và "民" (Dân). Bậc quyền quý từ những người có học hàng Sỹ (士), Đại phu (大夫) (mà ta hay gọi là Sỹ Phu ấy) trở lên gọi là "人", còn tầng lớp kẻ làm người ở thấp kém thì gọi là "民" (Dân).



Đến thời hiện đại, phàm là người thì gọi là "人", còn "民" là các "人" (Nhân) đang tồn tại trong một phạm vi quản lý nào đó, mà nay là Quốc gia, Nhà nước, tức là vẫn bị thống trị, ràng buộc vào khuôn khổ. Ta còn gọi là Công Dân.


2. Vậy thì "Dân" hay "Công Dân" là Người "人" sống theo quy định, pháp luật của một Nhà nước, được hưởng quyền và chịu nghĩa vụ nhất định theo điều chỉnh của bên thống trị, tức là Nhà nước. Không có Nhà nước, khái niệm "Dân" tự mất.


Đề cao Dân lên mức dân chủ, "dĩ Dân vi thiên" chỉ là sự thể hiện thái độ coi trọng chứ không phải Dân là ông bà chủ, là ông trời muốn làm gì thì làm. Người ta "dĩ dân vi bản" (lấy dân làm gốc) là bởi dân là yếu tố hình thành Nhà nước, không có ý nâng Dân lên làm thánh.


3. Trong số những kẻ bị chịu hình án, tức phạm nhân thì 100% là Người (人)và đa phần là Dân (民), tức là không phải Dân luôn đúng, luôn tốt, không phải là đối tượng phải úy kị. Dân mà phạm pháp là thành "Nhân trong khuôn khổ", tức Tù nhân (囚) ngay. "Nhân" mới hoành tráng chứ "Dân" thì có gì to tát.


Dương Chính Chức