Tâm tư thế giới và Bất khả tư nghị

Tâm tư thế giới và Bất khả tư nghị
Khi Đức Phật Thích Ca tại thế, có người hỏi Phật về nguồn gốc vũ trụ. Phật không trả lời. Không phải vì Phật không trả lời được mà là vì có nói họ cũng không chứng được, dẫn đến không tin,



(Ảnh: Trần Bảo Toàn)

 

TÂM TƯ THẾ GIỚI VÀ BẤT KHẢ TƯ NGHỊ

(Dương Chính Chức)


1. Khi Đức Phật Thích Ca tại thế, có người hỏi Phật về nguồn gốc vũ trụ. Phật không trả lời. Không phải vì Phật không trả lời được mà là vì có nói họ cũng không chứng được, dẫn đến không tin, vì điều này thuộc về cảnh giới, chỉ có thể tự chứng nghiệm. 


2. Người ta tính ra có 3 nhóm với 14 loại đối tượng mà có hỏi Đức Phật cũng không trả lời, đó là Nhóm câu hỏi về thế giới (thường tại? thường không? vừa thường vừa không thường?, vừa không thường vừa không không thường? hữu hạn? vô hạn? vừa hữu hạn vừa vô hạn? vừa vô hạn vừa không vô hạn?), Nhóm câu hỏi về Sau khi chết (còn? không còn? vừa còn vừa không còn? vừa không còn vừa không không còn?) và Nhóm câu hỏi về Linh hồn và thể xác ( là một? là hai?).


3. Có 4 thứ mà Đức Phật nói là không thể nghĩ bàn, hay ta vẫn nói là “Bất khả tư nghị”. Bốn thứ đó là: Phật cảnh, tức cảnh giới của Phật (buddhavisayo), Thiền cảnh, tức cảnh giới của Thiền định (jhānavisayo), Nghiệp báo của hành vi (kammavipāko) và Luận giải về thế giới, hay thế giới duy luận (lokacintā). Như đã nói ở trên, 4 thứ này chỉ dành cho chứng nghiệm trực tiếp, không thể kể lại, không thể mô tả, không thể giải thích. Đã không thể nghĩ mà vẫn nghĩ thì sẽ thành nghĩ quẩn, thành nhập ma. Đã không thể bàn mà vẫn bàn sẽ dẫn đến nói loạn ngôn. Hai thứ đó dẫn đến không chính kiến, không chính tư duy, không chính ngữ. Người mà phạm vào 3 cái đó thì gọi là không trí tuệ, bị điên đảo.


4. Có nhiều người sẽ thắc mắc tại sao, nhưng nếu nghe ai đó đặt câu hỏi kiểu “ai tạo ra mặt trăng và mặt trời?”, “ai tạo ra chuối và bưởi?” thì thực sự cũng không cần trả lời vì đấy là những câu hỏi vô nghĩa, vô ích. Với những câu hỏi vô nghĩa, vô ích thì Đức Phật không trả lời.


Hoặc nếu có ai hỏi “sau này chết đi rồi, tôi còn gì không? Và đi về đâu?” thì cũng nên mỉm cười im lặng chứ biết trả lời thế nào, mà nói thì họ có tin không? Không tin thi chứng minh thuyết phục thế nào? Để tìm câu trả lời thì chỉ có người đó tự cảm nhận, tự biết sau khi chết mà thôi.Với những câu hỏi mà cần sự chứng nghiệm trực tiếp như vậy, Đức Phật không trả lời.


Không chỉ có Đức Phật, chúng ta cũng không nên trả lời. Kẻ hỏi những câu vậy cũng chỉ là phàm phu.  


5. Ở đây có lokacintā mà bên tiếng Việt vẫn dịch là “Tâm tư thế giới”, cái tên mà mấy hôm nay đang rất chi là ồn ào và việc lấy “lokacintā” – một khái niệm rộng vậy để minh họa cho câu chuyện tình ái là rất lệch lạc. Đâu phải cái gì ta không hiểu cũng quy về bất khả tư nghị. Cần phân biệt bản chất bất khả tư nghị của sự việc với sự hạn chế về tri thức của cá nhân. 


6. Quay trở lại cái tên, vẫn biết “tâm tư” nghĩa là suy nghĩ, suy tư nhưng dịch “lokacintā” thành “tâm tư thế giới” có lẽ chưa chuẩn lắm, chưa rõ nghĩa lắm. Không hiểu sao lại dùng "tâm tư"?