Tỉnh thức

Tỉnh thức
Cô bé Sujata (người cúng dường bát cháo sữa cho Đức Phật và là người đều đặn cúng dường cơm trai cho Đức Phật trong thời gian Đức Phật thiền định dưới cây Bồ Đề) là người đặt tên cho Đạo của Ngài Thích Ca là Đạo Tỉnh thức, đặt tên cho Ngài là Người Tỉnh thức.

(Ảnh: Trần Bảo Toàn)


TỈNH THỨC

(Dương Chính Chức)


Đọc Chương 19 của "Đường  xưa mây trắng" thì thấy là:


1. Hoá ra, cô bé Sujata (người cúng dường bát cháo sữa cho Đức Phật và là người đều đặn cúng dường cơm trai cho Đức Phật trong thời gian Đức Phật thiền định dưới cây Bồ Đề) là người đặt tên cho Đạo của Ngài Thích Ca là Đạo Tỉnh thức, đặt tên cho Ngài là Người Tỉnh thức. Đức Phật rất thích cái tên đó.


Tỉnh thức, theo tiếng Magadhi là Buddha, thế nên gọi Đạo Tỉnh thức là Đạo Buddha, và Người Tỉnh thức là Buddha. Lai lịch của tên gọi "Phật" và "Đạo Phật" hoá ra là như thế.


2. Ngoài ra, Đức Phật cũng không ngồi dưới cây Bồ đề suốt 49 ngày đêm không ăn, ngủ mà là sáng thì Đức Phật vẫn tắm, vẫn thọ cơm trai, vẫn đi thiền hành, chiều Phật mới lại ngồi thiền.


3. Và "Trái quýt của Chánh niệm" mới chính là bài giảng đầu tiên của Đức Phật dành cho nhân gian, Đức Phật giảng cho các em nhỏ về chánh niệm trước cả khi giảng Tứ Diệu đế cho 5 anh em ông Kiều Trần Như.


4. Và "chiếc áo" Đức Phật khoác khi thành Đạo lại từng là tấm vải phủ lên thi hài một người đã chết vì bệnh thương hàn mà Đức Phật đã lấy lại, giặt sạch và dùng. Chiếc áo cà sa đầu tiên Đức Phật dùng chính là chiếc áo Sujata may cúng dường để thay tấm vài liệm đó.


Sujata có nghĩa là "Thiện hạnh".


Mấy chi tiết trên HÌNH NHƯ chỉ có trong "Đường xưa mây trắng" chứ không có trong các kinh khác thì phải.