Tương sinh, kẻ ăn mày, gái bán hoa và thiên sứ

Tương sinh, kẻ ăn mày, gái bán hoa và thiên sứ
Một cậu ăn mày đã ăn xin đường phố để sống suốt hơn 30 năm vốn là một người bị bệnh bại não bẩm sinh bị đuổi ra khỏi nhà từ nhỏ. Cậu ta có thể nghe, tư duy bình thường nhưng lại không thể truyền đạt điều đó cho người khác, do vậy, ngoài khất thực ra, cậu ta chẳng làm được gì khác.

(Ảnh: Trần Bảo Toàn)


TƯƠNG SINH, KẺ ĂN MÀY, GÁI BÁN HOA VÀ THIÊN SỨ


Một cậu ăn mày đã ăn xin đường phố để sống suốt hơn 30 năm vốn là một người bị bệnh bại não bẩm sinh bị đuổi ra khỏi nhà từ nhỏ. 


Cậu ta có thể nghe, tư duy bình thường nhưng lại không thể truyền đạt điều đó cho người khác, do vậy, ngoài khất thực ra, cậu ta chẳng làm được gì khác. 


Mỗi ngày, cậu ta ngồi trên những con phố nhộn nhịp, ngày cũng xin được 40 -50 nghìn won nhưng vẫn chưa có cách nào để lấp đầy cái bụng đói rỗng ấy. Bởi cứ vừa bước chân vào bậc cửa các quán ăn là bị đuổi. 


Kể cả cậu ta nói không phải xin ăn, mà mua đồ ăn như một thực khách đàng hoàng nhưng các nhà hàng đều không bán cho cậu ta. 


Lý do là cơ thể cậu ta quá yếu, run rẩy, dùng thìa đũa cũng không xong, đồ ăn đưa vào miệng ít hơn lượng đổ vãi ra ngoài, nhìn bẩn thỉu ảnh hưởng đến việc buôn bán của nhà hàng. 


Bị bạc đãi, buồn tủi, đói ăn ngay từ ngoại bậu cửa như vậy, cậu ấy thậm chí đã học thuộc cả Thánh kinh để mong có một kỳ tích từ Chúa Jesus. Một người chưa từng đến nhà thờ quanh đấy trong suốt 30 năm đã trở thành một tín đồ thành tâm như vậy. 

Nhưng niềm tin dồi dào ấy cũng chẳng thể lấp đầy sự trống rỗng trong cơ thể của cậu ấy. Hoàn cảnh như vậy, việc lấy vợ là điều cậu ấy chẳng dám nghĩ, dù là trong tưởng tượng. 


Trong cái thế giới ai ai cũng đóng sập cửa đối với cậu ấy thì nơi cậu ta có thể đến chỉ còn duy nhất làng gái bán hoa. 


Bởi đấy là nơi chẳng bạc đãi ai từ bậc thềm, miễn là có tiền. 


Một ngày, cậu ấy đến làng gái bán hoa, gọi một món ăn đắt tiền dù chẳng hợp với hoàn cảnh cậu ấy chút nào. 


Và, cậu ấy yêu cầu thêm một việc. Xúc và đút đồ ăn cho cậu ấy. 

Có một cô gái, vốn là người, chỉ cần có tiền thì uống thuốc độc cũng chẳng từ nan, mang đồ ăn đến cho cậu ấy. 


Và cô ấy bắt đầu xúc cơm cho cậu ăn mày ấy. Cậu ăn mày cảm kích, nước mắt dàn dụa vì lần đầu tiên được nhận sự đối xử như một con người. 


Cậu ấy nghĩ thế giới này đẹp biết bao? Và cô gái kia, chẳng đuổi ta, cô ấy liệu có phải thiên sứ không. 


Rồi cuối cùng, cậu ấy cất tiếng. 

- E...m, em chính là thiê...sứ..."


Cô gái bán hóa sửng sốt. Ta, kẻ bị lũ đàn ông và cái xã hội này bạc đãi mà là thiên sứ ư? Có đúng vừa rồi kẻ ăn mày kia nói "em chính là thiên sứ" không! 


Cô gái rất đỗi cảm kích khi lần đầu được nghe một lời nói tốt đẹp nhường vậy. Sự cảm kích đó đã thành những giọt lệ chảy nhòa. 

Nước mắt dàn dụa, cô gái bán hoa nói với cậu ăn mày "chính anh, người vừa khen một kẻ bán hoa là thiên sứ mới chính là thiên sứ". 

Cả hai giãi bày với nhau.


- "Thiên sứ của tôi..." 

Hai người đó cuối cùng cũng đã làm đám cưới tại nhà thờ. Đám cưới diễn ra trong sự cảm động, nước mắt và chúc phúc của khách dự. 


Nay họ đã có một cửa hàng nho nhỏ, xinh xắn để buôn bán. Cậu ăn mày kia nay không còn là thân phận bị bạc đãi ngay từ bậc cửa nữa, rồi còn được vợ bón cơm cho ăn mỗi ngày. 


Thế gian này tựa như vườn địa đàng vậy. 


Người vợ, vốn là gái bán hoa thì vui sướng, nay sống mà không còn bị tủi nhục nữa, không phải chiều lòng lũ đàn ông mà chỉ cần yêu chân thành một người đàn ông, mỗi ngày, mỗi ngày như "sống trong sự chúc phúc". 


Ai đã giúp họ có được một cuộc sống mới mẻ như vậy?


Người cứu cậu ăn mày không phải là chính sách phúc lợi xã hội, cũng chẳng phải là từ thiện, cũng chẳng phải giáo hội. Mà chính là cô gái bán hoa. 


Người cứu cô gái bán hoa cũng chắc phải là bộ luật phòng chống mại dâm,  cũng chẳng phải những bậc cao trọng, cũng chẳng phải là nhân viên tư vấn. Mà chính là cậu ăn mày. 


Đời là gì...đó là thiên đường khi ta giúp nhau, là địa ngục khi ta ghét bỏ nhau. Tương sinh, đấy chính là điều như thế. 


- Chia sẻ hạnh phúc .


Dương Chính Chức dịch từ bản tiếng Hàn


상생(相生), 걸인과 창녀와 천사 


30여 년을 길에서 구걸하며 살아 온 걸인 총각은 어린 시절 집에서 내 쫓긴 선천성 뇌성마비 환자이다.

그는 정확히 듣고 생각 하기는 해도 그 것을 남에게 전달 하는 것은 거의 불가능하기 때문에 구걸 이 외에는 어떤 다른 일을 할 수가 없다.

번화가 길목에 앉아서 하루 구걸 한 돈이 4~5만 원은 되지만 그의 허기진 배는 채울 길이 없다. 음식점 문안으로 들어서자 마자 바로 쫓겨 나기 때문이다.

구걸이 아니라 당당한 손님으로 돈을 내겠다 해도 모든 식당들은 그에게 음식을 팔지 않는다.

그 이유는, 온 몸이 떨리고 뒤틀려 수저로 음식을 먹어도 입에 들어 가는 것 보다 흘리는 밥이 더 많아 주위를 지저분하게 만들어 영업에 지장을 준다는 것이다. 

이 토록 문전박대를 당해 서럽고 배 고픈 그는 예수의 기적을 염원하면서 성경 한 권을 다 외우기도 했다. 그는 30년 간 성당 주변을 떠나 본 적이 없는 진실한 신앙인 이기도 하다.

그러나 그 두터운 신앙심도 육체의 허기를 채워 주지는 못햇다. 사정이 그렇다 보니 장가드는 일이란 상상조차 못할 일이었다.

자신을 향해 문을 꼭꼭 닫은 지상에서 결국 그가 찾아 갈 곳은 창녀 촌 뿐 이었다.

돈만 내면 저들 처럼 문전박대를 하지 않는 곳이기 때문이다.

어느 날, 그는 창녀촌에 가서 어울리지 않는 비싼 음식을 주문했다.

그리고 주문 한 가지를 더 첨가 했다. 먹여 달라고…

돈 이라면 독약이라도 마다 하지 않는다는 한 창녀가 음식 상을 차려 들고 왔다.

그리고 걸인에게 먹여 주기 시작했다. 걸인은 평생 처음 받아 보는 인간다운 대접에 감격하여 눈물을 줄줄 흘렸다.

이 세상은 얼마나 아름다운가? 그리고 나를 내쫓지 않고 맞아 준 저 여인이야 말로 천사가 아닐까 생각 했다.드디어 그는 말했다.

“다…당신이 바…바로 처…천사야……”

창녀는 깜짝 놀랐다. 뭇 남성들의 천대와 사회의 냉대 만을 받아 오던 내가 천사라니! 그런데 걸인은, “당신이 바로 천사” 라고 말 하는 게 아닌가!

한 평생 처음 듣는 이 아름다운 말에 창녀는 감격했다. 그 감격은 눈물이 되어 흘렀다.

눈물을 흘리며 창녀는 걸인에게 말했다. “창녀를 천사라고 말 하는 당신이야 말로 천사 입니다…”

둘은 서로 고백했다.

“나의 천사…”


드디어 두 사람은 성당에서 결혼식을 올렸다. 많은 축하객들의 감동과 눈물과 축복 속에서…

그 들은 지금 아담한 가게를 열어 장사를 하고 있다. 걸인은 이제는 문전박대를 당하지도 않고 게다가 매일 밥을 먹여 주는 아내가 있기에.

이 세상은 에덴동산이라고 찬양 한다.

창녀였던 아내도, 이제는 갖은 수모를 당하지 않아도 살 수 있고, 남성들을 저주하지 않고 진심으로 한 남성을 사랑 할 수 있어서 매일 매일을 “축복으로 살아간다” 고 기뻐했다.


그 들을 이 토록 새롭게 한 것은 누구일까?

걸인을 구한 것은 사회 복지 정책도 아니요, 자선도 아니요,

교회도 아니었다. 바로 창녀 였다.

창녀를 구한 것은 윤락방지법도 아니요, 성직자도 아니요, 상담자도 아니었다. 바로 걸인 이었다.


인생이란. . .서로 돕고 살면 천국인 것이다. 서로 미워하면 지옥인 것이다. 相生(상생)이란 바로 이런 것이다.

- 행복 나눔이 


—-----

Một số từ:

----

* 문전박대 (門前薄待, Môn tiền bạc đãi): bạc đãi ngay từ cửa.

* 상생 (相生, tương sinh): cùng giúp cho nhau sống.

* 걸인 (乞人, khất nhân): kẻ ăn mày (còn gọi là 거지).

* 창녀 (娼女, xướng nữ): vốn nghĩa là "con hát", nhưng sau thành gái mưu sinh bằng nghề bán thân (몸을 파는 것을 업으로 하는 여자).