Vạn sự lưu một lối, ngày sau còn tương phùng

Vạn sự lưu một lối, ngày sau còn tương phùng
Người xưa dạy: Biết người không cần phải nói hết ra, nói hết ra tất không có bạn. Trách người không cần truy tận, truy tận người tất tránh xa. Thực ra, bất luận là làm người hay hành xử thì cũng phải học cách để giành lại cho người khác một đường lùi.


Lời không nói cạn, có đất lùi

Sự không làm tận, có đường lui


Người xưa dạy: Biết người không cần phải nói hết ra, nói hết ra tất không có bạn. Trách người không cần truy tận, truy tận người tất tránh xa. Thực ra, bất luận là làm người hay hành xử thì cũng phải học cách để giành lại cho người khác một đường lùi. 


Nếu lời nói ra quá đủ đầy, việc làm quá tuyệt đối, tình cảm quá hết lòng, sau cùng sẽ bất đắc dĩ mà làm khó người khác và cũng làm cho chính mình trở nên khó coi. 


1. Người không thể ngày nào cũng tốt, hoa không thể ngày nào cũng tươi


Tục ngữ có câu "Lời đến miệng rồi cũng nên giữ lại 3 phần"


Có nhiều lúc, con người thường hay thích thể hiện bản thân, khoe ra bản thân giỏi như thế nào. Ngoài ra, cũng rất thích nói cho đến cùng đến tận, dễ làm cho đối phương cảm thấy không còn mặt mũi nào, làm cho chính bản thân mình tiến thoái lưỡng nan. Làm người mà thái quá, dễ làm cho bản thân giống như "leo lên lưng cọp rồi thì khó mà xuống được".


Có một người, anh ta từng vì gia thế giàu có mà thường thích nói những lời ngông cuồng. Có lần anh ta nói chuyện với hàng xóm dương oai, tâm tình kích động nên nói vị hàng xóm kia rằng cả đời vị ấy sẽ nghèo kiết xác, đồng thời lại còn tuyên bố bản thân cả đời này cũng không bao giờ thiếu tiền tiêu xài.


Không ai ngờ rằng, sau này anh ta làm ăn thất bại, các chủ nợ thay phiên đến nhà anh ta làm náo loạn. Nhưng ngược lại, người hàng xóm mà anh ta làm cho tổn thương năm nào thì bây giờ ngày một khấm khá lên, dù không được huy hoàng như anh ta ngày nào nhưng dù sao cũng tốt hơn hoàn cảnh của anh ta bây giờ cả trăm lần. Giờ đây, mỗi lần anh ta ra khỏi nhà, đều cố gắng tránh mặt vị hàng xóm nọ, thậm chí có khi vì oan gia ngõ hẹp mà đụng mặt nhau, anh ta cũng tiếc là không thể ngay lúc đó mà đào một cái hố chui vào. Thật đúng là "Người không thể ngày nào cũng tốt, hoa không thể ngày nào cũng tươi".


Có lúc bạn đắc ý mà quên mất có những thứ sẽ mang lại cho bạn rất nhiều phiền toái. Có lúc sự tự phụ của bạn sẽ làm cho bạn bị sa lầy vào khó xử, vì thế cần phải nhớ: sự mềm mỏng và khiêm tốn của bạn chính là đang lưu lại cho bạn một con đường lui. Sự cuồng vọng và tự đại của bạn sẽ chính là tự gậy ông đập lưng ông.


2. Làm người cần lưu lại đường lui, sau này còn tương phùng


Cổ nhân từng nói: "Bao dung được thì bao dung, lúc cần buông tay thì nên buông tay." Nhường nhịn người khác cũng chính là đang tự tạo phúc cho mình. Làm ơn cho người khác cũng chính là đang tạo đức cho mình.


Khi Đỗ Nguyệt Sanh (một người nhân vật có tiếng ở Thượng Hải vào giữa thế kỷ 19) hấp hối sắp qua đời, ông đã yêu cầu các con gái của ông mở két sắt lấy ra toàn bộ giấy ghi nợ, ném hết vào lò lửa đốt sạch. Trong các tờ này, nợ hiện kim nhỏ nhất thì cũng 5000 đô Mỹ, lớn nhất thì tính đến cả 500 cây vàng.


 Có thể nhiều người không lý giải được, dù sao thì ông ấy cũng đã lưu giữ lại những tờ giấy ghi nợ này cơ mà, những tờ giấy nợ này có thể giúp các con gái ông sống một cuộc đời không cần lo toan, thậm chí là giàu có nổi tiếng một phương. 


Nhưng bản thân ông ấy biết rất rõ rằng một khi ông chết rồi thì nếu những người con gái của ông muốn đòi nợ, những người từng nợ tiền ông không những không trả lại tiền mà còn có thể kiếm chuyện gây sự, dẫn đến cả hoạ hại sinh mệnh. Nhưng nếu ông ấy đốt sạch các giấy nợ, những người nợ tiền kia sẽ nợ ông một món nợ ân tình, nếu như ngày sau gia thế có việc gì, những người nghĩa khí sẽ tự nhiên ra tay hết lực giúp đỡ, cũng không đến nỗi phải gặp nạn lớn.


Có câu nói rằng: "Đời người ai cũng sẽ có lúc tiến thoái lưỡng nan, sơn cùng thuỷ tận, lưu lại một khoảng dự phòng, cũng chính là cho bản thân một con đường thoát thân." Đừng làm cho việc gì trở nên quá tuyệt đối thì thoạt nhìn giống như đang làm cho người khác nhưng thực chất thì cũng là đang giúp bản thân mình ngày sau không có hối hận gì lưu lại. 


Khi chúng ta cho người khác hậu lộ thì cũng chính là cho bản thân một con đường thoái lui. Một khi bạn chặn đứng con đường thoát thân của người khác thì cũng chính là chặn chính đường đi của mình. Một khi bạn muốn "truy cùng sát tận" thì cuối cùng chính bản thân là người bị rơi vào hiểm cảnh.


3. Nói người thì không nói đến khuyết điểm, đánh người thì không đánh vào mặt


Có câu nói rằng: "Người sống nhờ thể diện." Thật ra mà nói thì bất luận nói chuyện hay là làm việc thì đều phải nghĩ đến thể diện của người khác. Khi bạn hàm ý muốn nhắc nhở người khác thì không chỉ cần đạt được mục đích làm người nghe hiểu được thâm ý của bạn mà còn phải làm cho người nghe cảm thấy thoải mái, tự tại. 


Trương Đại Thiên là một hoạ sĩ tài ba của Trung Quốc. Có một lần, ông có vẽ một bức tranh, trên bức tranh là một con ve sầu đang đậu trên cành liễu, đầu đang hướng xuống phía dưới. Tiên sinh Tề Bạch Thạch nhìn thấy bức hoạ đã nói với danh hoa Trương Đại Thiên rằng "Trương Đại Thiên tiên sinh, bức hoạ quả là có hồn. Chỉ có điều, trước đây tôi có từng vẽ ve sầu, đã từng xin một vị nông dân thỉnh giáo, theo như lời vị nông dân kia nói thì đầu ve sầu hướng lên trên, cực ít khi có tình huống hướng xuống dưới. Tuy nhiên đó chỉ là vị nông dân nọ nói với tôi như thế, tôi cũng chưa từng thấy qua, cũng không nhất định là đúng." 


Trương Đại Thiên tiên sinh nghe xong, nhân dịp đi đến núi Thanh Thành để phác thảo đã đi ra ngoài quan sát và phát hiện rằng những con ve sầu trên cây đều hướng đầu lên trên. Sau khi trở về, ông đã nói về thu hoạch này với Tề Bạch Thạch, Tề Bạch Thạch thần bí cười nói: "Tôi cũng đã từng quan sát qua rồi." Trương Đại Thiên lúc đó mới giật mình nhận ra rằng thì ra Tề Bạch Thạch sớm đã biết rằng Trương Đại Thiên không đúng rồi nhưng sợ ông mất thể diện nên mới giả vờ nói rằng ông nghe điều này từ một người nông dân. Lúc bạn đặt bản thân vào vị trí của người khác mà suy nghĩ cho họ, giữ lại cho họ chút thể diện, không cưỡng ép họ, bắt nạt họ thì ngược lại bạn lại được họ tôn kính. 


Tăng Quốc Phiên - một đại thần nổi tiếng quan trọng trong triều Thanh đã từng nói "Lời không nói cạn thì có đường lui, sự không làm tận thì có đường lùi, tình không tán tận thì có dư vận"


Hương Đan (biên dịch)