Ý chỉ của thần
- Thứ sáu - 26/08/2022 15:21
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ý CHỈ CỦA THẦN
Trong các chủng các loại truyền thuyết, ý chỉ của Thần bao giờ cũng khiến người ta phải suy ngẫm.
Trong lịch sử, cố sự về Quan Âm Bồ Tát thành Đạo là có rất nhiều, trong đó có một câu chuyện về chiếc bình tịnh thủy. Nghe nói bấy giờ Quan Âm Bồ Tát chưa tu thành nhận được thần khải của Phật Tổ: khi nước trong chiếc bình tịnh thủy mà bà cung phụng đầy là lúc mà bà thành Đạo. Do đó mỗi ngày bà đều phải đến xem, thế nhưng bên trong bình chỉ có một chút nước sương. Tin tức truyền ra ngày càng rộng, rất nhiều người đều cười nhạo bà ngu si, u mê vào tín ngưỡng. Thế nhưng bà vẫn tin rằng khi bình tịnh thủy đầy là lúc mà bà thành Đạo. Một ngày, Thiện Tài đồng tử sơ ý làm đổ chiếc bình, nước trong bình phát sáng, làm đồng tử sợ quá, phải đi đổ đầy nước vào bình để che đậy lỗi lầm. Ngày hôm sau, Quan Âm tới nơi bái Phật nhìn chiếc tịnh bình, thì thấy nước trong bình quả đúng đã đầy rồi, bởi vậy bà dặn dò đồ đệ chuẩn bị, rằng bà sắp đắc Đạo mà đi rồi. Thiện Tài đồng tử biết mình đã gây ra họa lớn, mới nói với sư phụ tình hình thực tế, nhưng Quan Âm vẫn tin rằng thời cơ thành Đạo đã tới rồi. Vậy là rất nhiều người tới tham quan Quan Âm thành Đạo như thế nào. Quan Âm trang điểm xong, ngồi tọa ngay ngắn trên bồ đoàn, thế rồi bỗng xuất hiện các cảnh tượng mang điềm lành, Quan Âm đắc Đạo mà đi. Hành vi sơ ý của một tiểu đồng đã thành tựu một vị Bồ Tát, phương thức đắc Đạo như thế quả là hết sức độc đáo lạ lùng.
Còn có một cố sự nữa, nhưng mang tính chất bài học cảnh tỉnh hơn. Tương truyền một vị Bồ Tát phải tới một thôn nọ tra xét thiện ác, hóa thành một người ăn mày mắc trọng bệnh. Dân thôn thấy vậy lăng nhục thậm tệ, chế nhạo chửi rủa, mà không hề bố thí. Chỉ có một phụ nữ già bố thí quần áo cho kẻ hành khất. Người ăn mày cảm đức, nói khi tượng sư tử ở cổng thôn đỏ mắt là lúc đại họa tới nơi, phải mau chóng rời đi. Người phụ nữ nhớ kỹ, lại nói với những người dân trong thôn. Dân thôn không tin, lại còn cười nhạo. Có kẻ ác tâm còn bôi sơn đỏ lên mắt tượng sư tử, người phụ nữ đi khắp nơi kêu gọi, nhưng dân thôn cười lớn. Khi người phụ nữ rời khỏi thôn thì trận đại hồng thủy tới, những người ở lại thôn đều chết cả. Khi con người đùa bỡn với cảnh tỉnh của Thần, thì chính là tự mình phạm tội, tự mình rời khỏi sự phù hộ của Thần.
Đọc xong hai cố sự trên, rất nhiều người hẳn đều nghĩ: Lời khuyên bảo chân thành của Thần đúng là không thể nghĩ bàn! Nó khác xa với sự tưởng tượng của con người! Trong tư tưởng của người ta, chỉ khi Thần Phật đại hiển, thì lời của Thần mới có thể được nhân loại coi trọng, nhưng Thần thì không nghĩ vậy. Thần sẽ dùng các loại phương thức khác nhau để biểu hiện khuyên bảo của Thần với con người, có thể là dị tượng cảnh tỉnh, có thể là ám chỉ, cũng có thể là truyền thuyết, hay dự ngôn. Bất kể thế nào, trong thế giới người thường đây, con người đều coi nó là rất bình thường, nhưng trong cái bình thường ấy lại hàm chứa ý chỉ của Thần. Chỉ xem con người có tin hay không tin mà thôi.