Đọc tập thơ “Mùa đợi” của Nguyễn Thúy Hằng
- Thứ ba - 18/02/2020 10:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong những gương mặt sáng giá về thơ của Nhóm các em thiếu nhi có năng khiếu sáng tác văn học nghệ thuật được Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình tuyển chọn đào tạo (khóa học đầu tiên của cả nước) từ 1976 đến nay, Nguyễn Thúy Hằng là gương mặt thơ dịu hiền đến mong manh, duyên dáng, nhẹ nhàng. Tôi yêu thơ Thúy Hằng như yêu những mảnh vườn, những ngõ xóm ướp hương thơm của những mùa hoa trong từng giọt nắng, từng ngọn gió. Tôi yêu cái nét chân chất, xinh đẹp, dịu hiền, yêu cái tận tâm của người phụ nữ làng vườn Bách Thuận - Vũ Thư - Thái Bình. Mảnh đất này, tâm hồn ấy đã sản sinh ra những vần thơ mộc mạc mà bâng khuâng đến nao lòng.
Hãy nghe Hằng viết về chiều sông quê:
”Sông quê tựa dải lụa hồng
Thuyền ai một mảnh trăng cong hững hờ”.
Bài thơ như lời tâm tình của người quê với cảnh, với tình giữa cái mênh mang đồng nội:
"Cánh cò chớp trăng trong sương
Lục bình tím ngắt nhớ thương một thời"
Với Thúy Hằng, cánh cò quê hương thực sự là người mẹ nuôi dưỡng, chở che, nâng đỡ tâm hồn bé bỏng của một cô bé con phải xa mẹ từ khi vừa hai tuổi. Hồi ấy mẹ mới sinh em bé và bận công tác nên gửi Hằng về quê để bà nội chăm. Mỗi buổi chiều, bé Hằng hay trốn bà ra sau nhà, nhìn theo những cánh cò phía chân trời xa mà mơ ước được về với mẹ. Đằng đẵng những tháng năm xa nhớ, những cánh cò, những dải mây bềnh bồng trên cánh đồng đã mang theo nỗi nhớ, khát khao, đã trở thành lời vỗ về đầy yêu dấu. Rồi lớn lên cùng năm tháng, ký ức tuổi thơ cũng lớn lên theo trở thành tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương bằng những tình cảm máu thịt, diết da như thế trong thơ Hằng.
Nếu quê hương nuôi hồn thơ Hằng, chắp cánh cho hồn thơ ấy thì chính những vần thơ, áng văn của Thúy Hằng lại làm cho quê hương trở nên thơ hơn, vẫy gọi nhiều người đến với Thuận Vy hơn. Mỗi bài thơ cứ gợi lên những da diết để người đọc thấy "bồi hồi" "trôi dạt" cùng:
"Bồi hồi trước dải sông quê
Tôi trôi dạt với lời thề ngày xưa."
Quê Hằng ven sông Hồng nơi những mảnh vườn, những hàng cây đều được nuôi lớn bằng những hạt phù sa ngọt mềm nên thơ Hằng cũng ngọt mềm lời tri ân với những khúc sông quê. Cô viết nhiều về sông. Mỗi bài là một vẻ đẹp, một khúc tâm tình: Khi bồi hồi, khắc khoải, khi trong trẻo, rộn ràng, khi đằm sâu tha thiết:
"Gió mùa thu đang lên
Nắng sông Hồng vừa xuống
Mềm mại vồng dâu uốn
Xô hàng cây lao xao"
(Sông Thu).
Viết về sông, Thúy Hằng không chỉ tả vẻ đẹp đa chiều, đa sắc của sông mà gửi vào trong từng con chữ dòng chảy của trái tim, của tâm hồn trăn trở. Sông trong thơ cô đã trở thành dòng của tiếng lòng.
"Một dòng thôi, một dòng thôi
Chẳng là ảo ảnh xa vời mà đau
Phù sa vẫn thắm một màu
Cho dù sóng gió bể dâu khôn lường"
(Sông).
Dẫu qua bao lở, bồi của quy luật của tạo hóa, dẫu qua bao bộn bề xa xót trong đời, dòng sông thơ của Hằng vẫn ngọt lành yêu thương:
"Ngọt ngào chảy giữa yêu thương
Về nơi con sóng trùng dương mặn mòi"
(Sông)
Thơ Hằng không cố tạo ra sự hấp dẫn bằng thể thơ, bằng ngôn từ cầu kỳ xa lạ, không viết về những điều đao to búa lớn, không triết lý lên gân. Thơ cô hấp dẫn người đọc bằng chính sự giản dị nhẹ nhàng tha thiết chân thành từ trái tim mà ra. Đọc thơ của Thúy Hằng, người ta luôn thấy sự vừa đủ: Vừa đủ dịu hiền, vừa đủ thiết tha, vừa đủ duyên dáng, vừa đủ trí tuệ lắng sâu, vừa đủ quyến rũ ma mị... Có lẽ cái gì "vừa đủ" cũng gợi cho người ta cảm giác thích thú khi thưởng thức.
Người ta bảo "Cái gốc của thơ là cảm xúc". Đọc thơ Thúy Hằng, ta luôn bắt gặp cảm xúc chân thành thấm đẫm trong mỗi trang thơ. Bức tranh hiện thực bình dị được lọc qua tâm hồn thơm thảo của người nghệ sĩ, được thể hiện bằng những thi ảnh mượt mà giàu sức gợi tả đã khiến thơ Hằng dễ đến với người đọc bằng sự gần gũi đầy thương mến:
"Có gì đằm sâu trong câu hát em
Làm chín mọng những chùm quả ngọt
Có gì bồi hồi trong tiếng chim đang hót
Tươi mát ngọt ngào hương sắc Thuận Vy".
Dễ thấy Thúy Hằng viết nhiều về mảnh đất quê hương, về thiên nhiên đất trời với những cảm nhận tinh tế khiến cuộc sống bình thường bỗng trở nên "xao xuyến mênh mông" đến lạ:
"Bản nhạc làng vườn xao xuyến mênh mông
Có tiếng ve rang rang gọi mùa hè đến sớm
Tu hú kêu rụng trái hồng xiêm muộn
Trời đất giao mùa ngân khúc hát mênh mang".
Có khi những phát hiện thú vị làm cho câu thơ trở nên mới lạ khi Hằng so sánh "hồn ta" với "hạt cốm nhỏ dâng hương":
"Khi gió bâng khuâng con đường xao xác lá
Nắng dịu dàng hơn và xao xuyến đến lạ
Hồn ta bỗng hóa thành hạt cốm nhỏ dâng hương".
Tôi yêu cái lãng đãng trong những câu thơ được viết ra từ khoảnh khắc - cái khoảnh khắc của hồn người chợt đến, chợt tan nhanh. Chỉ có những ai thật lắng hồn, thật nhẹ, thật tinh mới kịp giữ lại cho mình bằng những vần thơ bâng khuâng như mây khói:
"Có một lần mùa thu đi qua
Vô tình rớt vào đời ta giọt nắng
Giọt nồng nàn mà sao xa vắng
Giọt lung linh
Giọt của phù hoa".
Giữa cuộc đời thường nhật cuồn cuộn vội vàng, con người dễ bị khô cằn cảm xúc bởi những toan lo cơm áo, gạo tiền, có lẽ chỉ những người "mắc nợ" thơ ca mới:
"Loay hoay hoài
Ngồi gỡ
Những chênh chao"
Thơ Hằng có những bài đằm thắm những thương yêu và khắc khoải nỗi niềm khát vọng khiến người ta cứ nghèn nghẹn trong lòng:
"Lời ru ngọt tự trái tim
Nghẹn ngào ngăn dòng nước mắt
Thương cỏ một trời khao khát
Dập vùi cơn bão đi qua".
Nếu ai đó làm thơ về những khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi thì Thúy Hằng gửi những khát khao cho những cơn gió heo may trở mùa, cho tháng Giêng nắng long lanh, nắng ngọt ngào trong vắt. Sức sống của thiên nhiên cây cỏ làm cho hồn thơ cô thêm tươi mát trong lành
"Một sớm mai trong sáng tinh khôi
Anh thức dậy trước bao điều mới lạ
Đằng sau cơn mưa, bên trên sỏi đá
Cây cối đâm chồi, nảy lộc ra hoa".
Khu vườn thân thuộc với những cụm dong riềng, với những sắc tím hoa xoan đã hóa thành những ảnh hình dịu ngọt trong thơ Hằng:
"Góc vườn nhà mình ngơ ngác tím hoa xoan
Mong manh giấc mơ ấm lòng giữa ngày giáp hạt
Cụm dong riềng đầu hè mới nảy mầm xanh ngắt
Đã thập thò ánh mắt chờ trông".
Với người dân quê, một cuộc sống đủ đầy ấm áp đã trở thành nỗi mong đợi thiết tha:
"Bông lúa trên đồng trĩu hạt chờ mong
Lời hẹn mùa màng ăm ắp nắng/ Tháng năm… ".
Tôi yêu thơ Hằng không chỉ ở những dòng thơ tươi xanh mà yêu cả những nỗi niềm khắc khoải trong tâm hồn người con gái Thuận Vy tài sắc mà cuộc sống chưa công bằng với cô. Nỗi nao lòng cứ đau đáu như nỗi niềm tâm sự:
"Mộc miên đỏ thắm vô thường
Em hoe con mắt dõi phương trời nào".
Hoặc:
"Bây giờ tay lại trắng tay
Lang thang thành kẻ ăn mày hư không
Cúi đầu tạ giữa mênh mông
Xin làm một sắc cầu vồng sau mưa".
Thơ Hằng thầm lặng, dịu mềm, đi vào lòng người bằng giọng điệu thủ thỉ. Mỗi lời thơ là một lời từ trái tim, bình dị mà lắng đọng:
"Hờn ghen nghèo bé cõi lòng
Con tim phai nhạt sắc hồng tin yêu ".
Hằng gửi vào thơ cả tâm sự, cả nỗi niềm, cả những khao khát tin yêu như quên hết mọi nhọc nhằn vất vả:
"Gói nửa đời đau trong cọng cỏ thầm thì
Gửi lại nơi này chứa chan tình đất
Con tim hát với bao lời khao khát
Hướng phía chân trời rực rỡ ánh bình minh".
Tập thơ "Mùa đợi" của Nguyễn Thúy Hằng đã thấm vào hồn tôi từ khá lâu rồi. Bởi tôi yêu những vần thơ duyên dáng như yêu những chân tình Hằng dành cho thơ, cho quê hương nồng nàn hương sắc.
Bùi Thị Biên Linh
Hãy nghe Hằng viết về chiều sông quê:
”Sông quê tựa dải lụa hồng
Thuyền ai một mảnh trăng cong hững hờ”.
Bài thơ như lời tâm tình của người quê với cảnh, với tình giữa cái mênh mang đồng nội:
"Cánh cò chớp trăng trong sương
Lục bình tím ngắt nhớ thương một thời"
Với Thúy Hằng, cánh cò quê hương thực sự là người mẹ nuôi dưỡng, chở che, nâng đỡ tâm hồn bé bỏng của một cô bé con phải xa mẹ từ khi vừa hai tuổi. Hồi ấy mẹ mới sinh em bé và bận công tác nên gửi Hằng về quê để bà nội chăm. Mỗi buổi chiều, bé Hằng hay trốn bà ra sau nhà, nhìn theo những cánh cò phía chân trời xa mà mơ ước được về với mẹ. Đằng đẵng những tháng năm xa nhớ, những cánh cò, những dải mây bềnh bồng trên cánh đồng đã mang theo nỗi nhớ, khát khao, đã trở thành lời vỗ về đầy yêu dấu. Rồi lớn lên cùng năm tháng, ký ức tuổi thơ cũng lớn lên theo trở thành tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương bằng những tình cảm máu thịt, diết da như thế trong thơ Hằng.
Nếu quê hương nuôi hồn thơ Hằng, chắp cánh cho hồn thơ ấy thì chính những vần thơ, áng văn của Thúy Hằng lại làm cho quê hương trở nên thơ hơn, vẫy gọi nhiều người đến với Thuận Vy hơn. Mỗi bài thơ cứ gợi lên những da diết để người đọc thấy "bồi hồi" "trôi dạt" cùng:
"Bồi hồi trước dải sông quê
Tôi trôi dạt với lời thề ngày xưa."
Quê Hằng ven sông Hồng nơi những mảnh vườn, những hàng cây đều được nuôi lớn bằng những hạt phù sa ngọt mềm nên thơ Hằng cũng ngọt mềm lời tri ân với những khúc sông quê. Cô viết nhiều về sông. Mỗi bài là một vẻ đẹp, một khúc tâm tình: Khi bồi hồi, khắc khoải, khi trong trẻo, rộn ràng, khi đằm sâu tha thiết:
"Gió mùa thu đang lên
Nắng sông Hồng vừa xuống
Mềm mại vồng dâu uốn
Xô hàng cây lao xao"
(Sông Thu).
Viết về sông, Thúy Hằng không chỉ tả vẻ đẹp đa chiều, đa sắc của sông mà gửi vào trong từng con chữ dòng chảy của trái tim, của tâm hồn trăn trở. Sông trong thơ cô đã trở thành dòng của tiếng lòng.
"Một dòng thôi, một dòng thôi
Chẳng là ảo ảnh xa vời mà đau
Phù sa vẫn thắm một màu
Cho dù sóng gió bể dâu khôn lường"
(Sông).
Dẫu qua bao lở, bồi của quy luật của tạo hóa, dẫu qua bao bộn bề xa xót trong đời, dòng sông thơ của Hằng vẫn ngọt lành yêu thương:
"Ngọt ngào chảy giữa yêu thương
Về nơi con sóng trùng dương mặn mòi"
(Sông)
Thơ Hằng không cố tạo ra sự hấp dẫn bằng thể thơ, bằng ngôn từ cầu kỳ xa lạ, không viết về những điều đao to búa lớn, không triết lý lên gân. Thơ cô hấp dẫn người đọc bằng chính sự giản dị nhẹ nhàng tha thiết chân thành từ trái tim mà ra. Đọc thơ của Thúy Hằng, người ta luôn thấy sự vừa đủ: Vừa đủ dịu hiền, vừa đủ thiết tha, vừa đủ duyên dáng, vừa đủ trí tuệ lắng sâu, vừa đủ quyến rũ ma mị... Có lẽ cái gì "vừa đủ" cũng gợi cho người ta cảm giác thích thú khi thưởng thức.
Người ta bảo "Cái gốc của thơ là cảm xúc". Đọc thơ Thúy Hằng, ta luôn bắt gặp cảm xúc chân thành thấm đẫm trong mỗi trang thơ. Bức tranh hiện thực bình dị được lọc qua tâm hồn thơm thảo của người nghệ sĩ, được thể hiện bằng những thi ảnh mượt mà giàu sức gợi tả đã khiến thơ Hằng dễ đến với người đọc bằng sự gần gũi đầy thương mến:
"Có gì đằm sâu trong câu hát em
Làm chín mọng những chùm quả ngọt
Có gì bồi hồi trong tiếng chim đang hót
Tươi mát ngọt ngào hương sắc Thuận Vy".
Dễ thấy Thúy Hằng viết nhiều về mảnh đất quê hương, về thiên nhiên đất trời với những cảm nhận tinh tế khiến cuộc sống bình thường bỗng trở nên "xao xuyến mênh mông" đến lạ:
"Bản nhạc làng vườn xao xuyến mênh mông
Có tiếng ve rang rang gọi mùa hè đến sớm
Tu hú kêu rụng trái hồng xiêm muộn
Trời đất giao mùa ngân khúc hát mênh mang".
Có khi những phát hiện thú vị làm cho câu thơ trở nên mới lạ khi Hằng so sánh "hồn ta" với "hạt cốm nhỏ dâng hương":
"Khi gió bâng khuâng con đường xao xác lá
Nắng dịu dàng hơn và xao xuyến đến lạ
Hồn ta bỗng hóa thành hạt cốm nhỏ dâng hương".
Tôi yêu cái lãng đãng trong những câu thơ được viết ra từ khoảnh khắc - cái khoảnh khắc của hồn người chợt đến, chợt tan nhanh. Chỉ có những ai thật lắng hồn, thật nhẹ, thật tinh mới kịp giữ lại cho mình bằng những vần thơ bâng khuâng như mây khói:
"Có một lần mùa thu đi qua
Vô tình rớt vào đời ta giọt nắng
Giọt nồng nàn mà sao xa vắng
Giọt lung linh
Giọt của phù hoa".
Giữa cuộc đời thường nhật cuồn cuộn vội vàng, con người dễ bị khô cằn cảm xúc bởi những toan lo cơm áo, gạo tiền, có lẽ chỉ những người "mắc nợ" thơ ca mới:
"Loay hoay hoài
Ngồi gỡ
Những chênh chao"
Thơ Hằng có những bài đằm thắm những thương yêu và khắc khoải nỗi niềm khát vọng khiến người ta cứ nghèn nghẹn trong lòng:
"Lời ru ngọt tự trái tim
Nghẹn ngào ngăn dòng nước mắt
Thương cỏ một trời khao khát
Dập vùi cơn bão đi qua".
Nếu ai đó làm thơ về những khát khao tình yêu hạnh phúc lứa đôi thì Thúy Hằng gửi những khát khao cho những cơn gió heo may trở mùa, cho tháng Giêng nắng long lanh, nắng ngọt ngào trong vắt. Sức sống của thiên nhiên cây cỏ làm cho hồn thơ cô thêm tươi mát trong lành
"Một sớm mai trong sáng tinh khôi
Anh thức dậy trước bao điều mới lạ
Đằng sau cơn mưa, bên trên sỏi đá
Cây cối đâm chồi, nảy lộc ra hoa".
Khu vườn thân thuộc với những cụm dong riềng, với những sắc tím hoa xoan đã hóa thành những ảnh hình dịu ngọt trong thơ Hằng:
"Góc vườn nhà mình ngơ ngác tím hoa xoan
Mong manh giấc mơ ấm lòng giữa ngày giáp hạt
Cụm dong riềng đầu hè mới nảy mầm xanh ngắt
Đã thập thò ánh mắt chờ trông".
Với người dân quê, một cuộc sống đủ đầy ấm áp đã trở thành nỗi mong đợi thiết tha:
"Bông lúa trên đồng trĩu hạt chờ mong
Lời hẹn mùa màng ăm ắp nắng/ Tháng năm… ".
Tôi yêu thơ Hằng không chỉ ở những dòng thơ tươi xanh mà yêu cả những nỗi niềm khắc khoải trong tâm hồn người con gái Thuận Vy tài sắc mà cuộc sống chưa công bằng với cô. Nỗi nao lòng cứ đau đáu như nỗi niềm tâm sự:
"Mộc miên đỏ thắm vô thường
Em hoe con mắt dõi phương trời nào".
Hoặc:
"Bây giờ tay lại trắng tay
Lang thang thành kẻ ăn mày hư không
Cúi đầu tạ giữa mênh mông
Xin làm một sắc cầu vồng sau mưa".
Thơ Hằng thầm lặng, dịu mềm, đi vào lòng người bằng giọng điệu thủ thỉ. Mỗi lời thơ là một lời từ trái tim, bình dị mà lắng đọng:
"Hờn ghen nghèo bé cõi lòng
Con tim phai nhạt sắc hồng tin yêu ".
Hằng gửi vào thơ cả tâm sự, cả nỗi niềm, cả những khao khát tin yêu như quên hết mọi nhọc nhằn vất vả:
"Gói nửa đời đau trong cọng cỏ thầm thì
Gửi lại nơi này chứa chan tình đất
Con tim hát với bao lời khao khát
Hướng phía chân trời rực rỡ ánh bình minh".
Tập thơ "Mùa đợi" của Nguyễn Thúy Hằng đã thấm vào hồn tôi từ khá lâu rồi. Bởi tôi yêu những vần thơ duyên dáng như yêu những chân tình Hằng dành cho thơ, cho quê hương nồng nàn hương sắc.
Bùi Thị Biên Linh