Lặng lẽ tượng đài
- Thứ ba - 29/10/2019 23:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tôi biết Hà Trí Dũng từ những năm 70 của thế kỷ trước anh là họa sĩ vẽ bìa, minh họa sách,tạp chí và làm công tác phong trào mỹ thuật ở Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình. Sinh năm Giáp Ngọ (1954), cầm tinh con ngựa,anh hài hước: kiếp ngựa kéo xe, cho người cưỡi, cũng được thờ nhưng chỉ ở cổng đền chùa mà thôi, trong bàn cờ tướng con mã cũng chỉ xếp trên con tốt…
Từ nhỏ Hà Trí Dũng đã thích vẽ, nặn đất sét. Ngày còn bé con anh từng mải mê ngồi xem ông nội nặn các con giống bằng bột gạo và tượng bằng đất sét đem nung rồi quét vôi, tô màu để cho bà mang ra chợ Phủ, chợ Khô ở quê bán lấy tiền đong gạo.Quê anh xưa là làng Và thuộc phủ Tiên Hưng, có mấy nhà làm nghề nặn tượng đất nung nhưng bây giờ không còn ai làm nữa nên nghề cũng mai một. Riêng Hà Trí Dũng vẫn say mê nặn tượng cho đến khi theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp anh lại được đào tạo chuyên nghành điêu khắc như là cái duyên trời định. Hôm tựu trường ở nơi sơ tán thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) anh rất tâm đắc và ghi nhớ lời thầy hiệu trưởng, họa sĩ Nguyễn Khang rằng: nếu là người lính phải có chí làm tướng soái thì sinh viên mỹ thuật phải có chí thành nghệ sĩ, thành tác giả có tác phẩm để đời.
Hồi mới biết Hà Trí Dũng tôi còn là người ngoại đạo văn chương nghệ thuật nhưng đã cảm nhận một cách rất ấn tượng khi xem các tác phẩm anh làm. Hình như anh chỉ chú tâm vào sáng tạo nghệ thuật chứ không bị phân tán bởi những chi phối của cuộc sống thường nhật. Tác phẩm của anh đa dạng từ các chất liệu gỗ, đá, kim loại… đến phương pháp thể hiện đều khiến người xem rung động trước những tìm tòi thể nghiệm một ngôn ngữ điêu khắc mới trong dòng nghệ thuật hiện thực mô tả lúc bấy giờ.Anh đã giành nhiều giải thưởng cao tại các triển lãm mỹ thuật toàn quốc và khu vực. Xem tác phẩm của anh tôi nhận ra điêu khắc Hà Trí Dũng đã đạt tới độ hoàn mỹ - Dung dị chắc khỏe đơn giản mà không sơ lược, kỹ xảo mà không cầu kỳ, sang trọng mà kín đáo không phô trương. Hình khối điêu khắc của anh giống như câu chữ trong văn chương tinh tế mà không hề có dấu vết của sự gia cố, cứ giản đơn mộc mạc như không, giống như chiếc lá hay đóa hoa cứ đẹp như vốn dĩ đất trời đã sinh ra vậy. Anh quan niệm chất truyền thống và hiện đại trong nghệ thuật theo kiểu rất nôm na là đã cũ thì phải kỹ đã mới thì phải tinh thật sâu xa nhưng lại dễ hiểu. Do vậy ở anh đã định hình một phong cách nghệ thuật mà theo nhận định của các đồng nghiệp của anh thì nhìn vào tượng của Hà Trí Dũng là nhận ra ngay.
Trong các tác phẩm của anh có thể nói bức tượng Lặng lẽ là đỉnh cao của phong cách nghệ thuật Hà Trí Dũng, nó là cấu trúc của hai khối cực đơn giản nhưng có sự chuyển động nội tại trong cái tĩnh,có sự rung động trong nhịp điệu của bố cục. Tác phẩm này đã đoạt giải Ba tại Triển lãm điêu khắc toàn quốc 10 năm một lần (1983-1993), được Bảo tàng Mỹ thuật VN M mua lưu giữ; Bức gò nhôm Đêm nay Bác không ngủ của anh thể hiện tình cảm sâu sắc với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc qua nghệ thuật gò nổi lão luyện cũng là sở trường của Hà Trí Dũng.Tác phẩm đã nhận giải C triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng và được in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 PTCS.
Ở lĩnh vực tượng đài anh đã khẳng đài một vị thế phù hợp với không gian và một kết cấu bền vững. Nhờ đó điêu khắc cùng kiến trúc thiết lập nên một môi trường thẩm mỹ phù hợp với những biến đổi về cấu trúc không gian và tượng đài sẽ mở ra khả năng phát huy quyền lực của điêu khắc trong mục đích giáo dục con người một cách toàn diện. Những thành tựu nghệ thuật của Hà Ttí Dũng đã đóng góp cho quê hương đất nước những tượng đài đẹp đẽ và trường tồn như: tương nhà bác học Lê Qúy Đôn, tượng đài lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh ở thành phố Thái Bình, Hải Phòng đều bằng chất liệu đá ,đồng bền đẹp. Đặc biệt vói sự thành công tượng đài Trần Hưng Đạo tạc bằng đá khối Thanh Hóa trên núi An Phụ (Hải Dương) đã khẳng định tài năng của anh trong đội ngũ những điêu khắc gia chuyên tượng đài trong cả nước. Từ đó anh đã làm tượng đài trên nhiều tỉnh thành,như: tượng đài trung tâm tỉnh Sóc Trăng cao 28 mét, tượng đài Hải đội Hoàng Sa cao 12,5 mét trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tượng 18 vị vua Hùng ở thành phố Pleiku (Gia Lai) …đều rất hoành tráng và có sức trường tồn cùng tuế nguyệt, thể hiện tư năng động sáng tạo, sức làm việc bền bỉ của anh.
Sau nhiều năm lao động nghệ thuật, tượng đài nào anh cũng trực tiếp tham gia thi công cùng thợ, Hà Trí Dũng đã thành công được đồng nghiệp và công chúng yêu nghệ thuật biết đến.Những tượng đài của anh được dựng trên mọi miền Tổ quốc, tranh tượng triển lãm của anh nằm trong Bảo tàng Mỹ thuật VN và các sưu tâp cá nhân trong và ngoài nước. Anh đã nhận được nhiều giải thưởng mỹ thuật quốc gia và khu vực, nhiều huy chương thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm 2002 Hà Trí Dũng được ghi tên trong Bộ từ điển Các nhà nghệ thuật thế giới ở mọi thời đại do Nhà xuất bản K.G – SAUR của CHLB Đức ấn hành.
Trân trọng anh về tài năng, tôi còn quý mến anh về nhân cách sống không màng chức quyền danh vọng.Khi mỗi tác phẩm được hoàn thành, anh cho rằng một công việc đã xong, không khoa trương quảng bá ồn ào mà lặng lẽ tiếp tục làm các tác phẩm khác.Anh làm việc ở văn phòng Hội VHNT tinh 30 năm, nhiều kỳ đại hội văn nghệ bầu vào ban chấp hành, ban thường vụ tạo nguồn lãnh đạo sau này nhưng anh không có chí hướng “làm quan” mà chỉ nhiệt thành ủng hộ các vị được đề cử đứng đầu cơ quan Hội. Anh đã từng nhận giải thưởng VHNT Lê Qúy Đôn nhưng ở những kỳ trao giải sau anh không dự giải để nhường đồng nghiệp khác cũng xứng dáng nhận giải, anh tự cho mình như thế là đủ.
Gia đình anh một thời rất khó khăn ,anh vẫn thầm lặng sáng thác và làm thêm những việc như truyền thần, kẻ vẽ pano… ngoài nghệ thuật nhưng lại có thêm thu nhập cho vợ con trang trải đời sống ngày thường lúc bấy giờ. Qua bĩ cực rổi có ngày thái lai, với những đồng tiền kiếm được từ lao động nghệ thuật nghiêm túc đã giúp anh ổn định cuộc sống gia đình, con cái có điều kiện học tốt và thành đạt.
Từ năm 1997 Hà Trí Dũng sinh sống tại Hà Nội cùng gia đinh. Quãng đời làm công việc nhà nước anh là một công chức luôn hoàn thành mọi công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, không vụ lợi. Anh là một quần chúng tốt được tín nhiệm đại diện cho giới văn nghệ sĩ làm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa 1994-1999) và đại biểu Quốc hội khóa X (1997-2002).Tuy rời cơ quan Hội VHNT nhưng anh vẫn lưu lại tình cảm quý mến của bạn bè đồng nghiệp, và nhất là bởi tài năng và uy tín nghề nghiệp anh vẫn được mời gọi làm công việc nghệ thuật mà anh yêu thích.
Tôi quan niệm sự thành công của cuộc đời mỗi người không chỉ đến khi nghỉ hưu nhìn lại thấy mình đã làm và được những gì, mà chính là nhìn về tương lai con cái và một cuộc sống gia đinh tốt đẹp. Với người làm văn nghệ, sự thành đạt còn là những gì để lại bằng tác phẩm cho đòi sau. Những tượng đài gắn với tên tuổi Hà Trí Dũng được dựng lên ở hai miền đất nước, từ cao nguyên đến hải đảo xa xôi, bao thế hệ người Việt Nam hôm nay và cả mai sau còn tìm đến chiêm ngưỡng, đã khẳng định dự thành đạt của anh. Và điều đáng quý nữa là Hà Trí Dũng vẫn lặng lẽ tiếp tục với những tác phẩm mới, công trình mới.
Xuân Canh Dần – 2010
Nhà thơ – Nhà báo Nguyễn Long
Từ nhỏ Hà Trí Dũng đã thích vẽ, nặn đất sét. Ngày còn bé con anh từng mải mê ngồi xem ông nội nặn các con giống bằng bột gạo và tượng bằng đất sét đem nung rồi quét vôi, tô màu để cho bà mang ra chợ Phủ, chợ Khô ở quê bán lấy tiền đong gạo.Quê anh xưa là làng Và thuộc phủ Tiên Hưng, có mấy nhà làm nghề nặn tượng đất nung nhưng bây giờ không còn ai làm nữa nên nghề cũng mai một. Riêng Hà Trí Dũng vẫn say mê nặn tượng cho đến khi theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp anh lại được đào tạo chuyên nghành điêu khắc như là cái duyên trời định. Hôm tựu trường ở nơi sơ tán thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) anh rất tâm đắc và ghi nhớ lời thầy hiệu trưởng, họa sĩ Nguyễn Khang rằng: nếu là người lính phải có chí làm tướng soái thì sinh viên mỹ thuật phải có chí thành nghệ sĩ, thành tác giả có tác phẩm để đời.
Hồi mới biết Hà Trí Dũng tôi còn là người ngoại đạo văn chương nghệ thuật nhưng đã cảm nhận một cách rất ấn tượng khi xem các tác phẩm anh làm. Hình như anh chỉ chú tâm vào sáng tạo nghệ thuật chứ không bị phân tán bởi những chi phối của cuộc sống thường nhật. Tác phẩm của anh đa dạng từ các chất liệu gỗ, đá, kim loại… đến phương pháp thể hiện đều khiến người xem rung động trước những tìm tòi thể nghiệm một ngôn ngữ điêu khắc mới trong dòng nghệ thuật hiện thực mô tả lúc bấy giờ.Anh đã giành nhiều giải thưởng cao tại các triển lãm mỹ thuật toàn quốc và khu vực. Xem tác phẩm của anh tôi nhận ra điêu khắc Hà Trí Dũng đã đạt tới độ hoàn mỹ - Dung dị chắc khỏe đơn giản mà không sơ lược, kỹ xảo mà không cầu kỳ, sang trọng mà kín đáo không phô trương. Hình khối điêu khắc của anh giống như câu chữ trong văn chương tinh tế mà không hề có dấu vết của sự gia cố, cứ giản đơn mộc mạc như không, giống như chiếc lá hay đóa hoa cứ đẹp như vốn dĩ đất trời đã sinh ra vậy. Anh quan niệm chất truyền thống và hiện đại trong nghệ thuật theo kiểu rất nôm na là đã cũ thì phải kỹ đã mới thì phải tinh thật sâu xa nhưng lại dễ hiểu. Do vậy ở anh đã định hình một phong cách nghệ thuật mà theo nhận định của các đồng nghiệp của anh thì nhìn vào tượng của Hà Trí Dũng là nhận ra ngay.
Trong các tác phẩm của anh có thể nói bức tượng Lặng lẽ là đỉnh cao của phong cách nghệ thuật Hà Trí Dũng, nó là cấu trúc của hai khối cực đơn giản nhưng có sự chuyển động nội tại trong cái tĩnh,có sự rung động trong nhịp điệu của bố cục. Tác phẩm này đã đoạt giải Ba tại Triển lãm điêu khắc toàn quốc 10 năm một lần (1983-1993), được Bảo tàng Mỹ thuật VN M mua lưu giữ; Bức gò nhôm Đêm nay Bác không ngủ của anh thể hiện tình cảm sâu sắc với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc qua nghệ thuật gò nổi lão luyện cũng là sở trường của Hà Trí Dũng.Tác phẩm đã nhận giải C triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng và được in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 PTCS.
Ở lĩnh vực tượng đài anh đã khẳng đài một vị thế phù hợp với không gian và một kết cấu bền vững. Nhờ đó điêu khắc cùng kiến trúc thiết lập nên một môi trường thẩm mỹ phù hợp với những biến đổi về cấu trúc không gian và tượng đài sẽ mở ra khả năng phát huy quyền lực của điêu khắc trong mục đích giáo dục con người một cách toàn diện. Những thành tựu nghệ thuật của Hà Ttí Dũng đã đóng góp cho quê hương đất nước những tượng đài đẹp đẽ và trường tồn như: tương nhà bác học Lê Qúy Đôn, tượng đài lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh ở thành phố Thái Bình, Hải Phòng đều bằng chất liệu đá ,đồng bền đẹp. Đặc biệt vói sự thành công tượng đài Trần Hưng Đạo tạc bằng đá khối Thanh Hóa trên núi An Phụ (Hải Dương) đã khẳng định tài năng của anh trong đội ngũ những điêu khắc gia chuyên tượng đài trong cả nước. Từ đó anh đã làm tượng đài trên nhiều tỉnh thành,như: tượng đài trung tâm tỉnh Sóc Trăng cao 28 mét, tượng đài Hải đội Hoàng Sa cao 12,5 mét trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tượng 18 vị vua Hùng ở thành phố Pleiku (Gia Lai) …đều rất hoành tráng và có sức trường tồn cùng tuế nguyệt, thể hiện tư năng động sáng tạo, sức làm việc bền bỉ của anh.
Sau nhiều năm lao động nghệ thuật, tượng đài nào anh cũng trực tiếp tham gia thi công cùng thợ, Hà Trí Dũng đã thành công được đồng nghiệp và công chúng yêu nghệ thuật biết đến.Những tượng đài của anh được dựng trên mọi miền Tổ quốc, tranh tượng triển lãm của anh nằm trong Bảo tàng Mỹ thuật VN và các sưu tâp cá nhân trong và ngoài nước. Anh đã nhận được nhiều giải thưởng mỹ thuật quốc gia và khu vực, nhiều huy chương thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm 2002 Hà Trí Dũng được ghi tên trong Bộ từ điển Các nhà nghệ thuật thế giới ở mọi thời đại do Nhà xuất bản K.G – SAUR của CHLB Đức ấn hành.
Trân trọng anh về tài năng, tôi còn quý mến anh về nhân cách sống không màng chức quyền danh vọng.Khi mỗi tác phẩm được hoàn thành, anh cho rằng một công việc đã xong, không khoa trương quảng bá ồn ào mà lặng lẽ tiếp tục làm các tác phẩm khác.Anh làm việc ở văn phòng Hội VHNT tinh 30 năm, nhiều kỳ đại hội văn nghệ bầu vào ban chấp hành, ban thường vụ tạo nguồn lãnh đạo sau này nhưng anh không có chí hướng “làm quan” mà chỉ nhiệt thành ủng hộ các vị được đề cử đứng đầu cơ quan Hội. Anh đã từng nhận giải thưởng VHNT Lê Qúy Đôn nhưng ở những kỳ trao giải sau anh không dự giải để nhường đồng nghiệp khác cũng xứng dáng nhận giải, anh tự cho mình như thế là đủ.
Gia đình anh một thời rất khó khăn ,anh vẫn thầm lặng sáng thác và làm thêm những việc như truyền thần, kẻ vẽ pano… ngoài nghệ thuật nhưng lại có thêm thu nhập cho vợ con trang trải đời sống ngày thường lúc bấy giờ. Qua bĩ cực rổi có ngày thái lai, với những đồng tiền kiếm được từ lao động nghệ thuật nghiêm túc đã giúp anh ổn định cuộc sống gia đình, con cái có điều kiện học tốt và thành đạt.
Từ năm 1997 Hà Trí Dũng sinh sống tại Hà Nội cùng gia đinh. Quãng đời làm công việc nhà nước anh là một công chức luôn hoàn thành mọi công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, không vụ lợi. Anh là một quần chúng tốt được tín nhiệm đại diện cho giới văn nghệ sĩ làm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh (khóa 1994-1999) và đại biểu Quốc hội khóa X (1997-2002).Tuy rời cơ quan Hội VHNT nhưng anh vẫn lưu lại tình cảm quý mến của bạn bè đồng nghiệp, và nhất là bởi tài năng và uy tín nghề nghiệp anh vẫn được mời gọi làm công việc nghệ thuật mà anh yêu thích.
Tôi quan niệm sự thành công của cuộc đời mỗi người không chỉ đến khi nghỉ hưu nhìn lại thấy mình đã làm và được những gì, mà chính là nhìn về tương lai con cái và một cuộc sống gia đinh tốt đẹp. Với người làm văn nghệ, sự thành đạt còn là những gì để lại bằng tác phẩm cho đòi sau. Những tượng đài gắn với tên tuổi Hà Trí Dũng được dựng lên ở hai miền đất nước, từ cao nguyên đến hải đảo xa xôi, bao thế hệ người Việt Nam hôm nay và cả mai sau còn tìm đến chiêm ngưỡng, đã khẳng định dự thành đạt của anh. Và điều đáng quý nữa là Hà Trí Dũng vẫn lặng lẽ tiếp tục với những tác phẩm mới, công trình mới.
Xuân Canh Dần – 2010
Nhà thơ – Nhà báo Nguyễn Long