Bốn nỗi khổ của người già

Bốn nỗi khổ của người già
Con người ta, càng về già, càng khổ. Mà khổ tâm là chính, nhưng người già lại ngại, ít bộc bạch về điều đó, sợ bọn trẻ nó bảo là lẩn thẩn. Trong nhiều điều sợ, người già sợ nhất mình bị vô hình trước gia đình, xã hội.


(Ảnh: Pexels)


Con người ta, càng về già, càng khổ. Mà khổ tâm là chính, nhưng người già lại ngại, ít bộc bạch về điều đó, sợ bọn trẻ nó bảo là lẩn thẩn. 


Trong nhiều điều sợ, người già sợ nhất mình bị vô hình trước gia đình, xã hội. Họ bị lãng quên và sự quan tâm của gia đình, xã hội đối với họ cứ ít dần đi. Như một tấm hình lâu ngày, cũ dần, mờ dần và mất hẳn... 


Có một bài viết về Bốn điều khổ của tuổi già, không rõ tác giả là ai. 


Ở cái trái đất này làm gì có ai không già. Lão niên xế bóng là sự thật hiển nhiên chẳng ai tránh được. Chỉ có người biết, chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng đón nhận và người cứ sống mặc kệ vô lo thôi. Lão niên tứ khổ chẳng hề là việc của người, mà bản thân ta rồi cũng phải trải qua, vậy nên, nó hiển nhiên là việc của ta. 


1.  Đầu tiên là Bần Khổ (khổ vì nghèo).


Cũng là nghèo cả, nhưng về già mà nghèo thì khổ cực hơn. 


Cảnh vài cụ già, chẳng có chốn nào để đi về, ngồi túm tụm ở công viên, rồi đợi đến giờ phát cơm miễn phí đã trở nên quen thuộc. Có tuổi rồi vẫn tay trắng, đành là cũng hết cách nhưng cũng vẫn là vấn đề xã hội chẳng thể bỏ qua. Trách nhiệm, tất nhiên, trước tiên là thuộc về bản thân họ, nhưng chẳng phải xã hội cũng cần có chế độ bảo đảm, hỗ trợ họ, dù là mức nhỏ nhất để báo đáp những gì họ đã từng cống hiến cho xã hội hay sao? 


Với cá nhân, sự đối phó với Bần Khổ có nhiều cách đa dạng để tham gia tiết kiệm, đóng bảo hiểm để có lương hưu. Không nên coi nhẹ tuổi già. Càng là thời đại tuổi thọ bình quân dài hơn như hiện nay thì càng cần phải coi trọng cuộc sống sau nghỉ hưu. 


2. Thứ hai là Cô độc khổ (khổ vì cô đơn).


Thời trẻ lắm bạn, hầu bao rủng rỉnh, cơ hội tụ tập nào bạn, nào bè nhiều không kể xiết. Thế nhưng về già, thu nhập hẻo dần, tuổi mỗi ngày một cao, bạn bè cứ rụng dần một hai, rồi đến khi nhiều tuổi, với thân thể yếu, dần dà chẳng thể tự ra ngoài. Khi ấy, sự cô độc nó kinh khủng hơn ta thường nghĩ. Nó có thể trở thành tâm bệnh. Người ta phải dần tập sống một mình. 


Thực ra, người mạnh mẽ nhất chính là người có thể dư sức sống một mình. Họ phải khắc phục nỗi khổ cô đơn bằng chính sức mạnh và cố gắng của chính họ. Bởi nó là vấn đề của bản thân họ mà không ai, dù là người thân có thể giúp được.

 

3. Cái thứ ba là Vô vi khổ (khổ vì vô công rỗi nghề).


Con người ta, khi có tuổi thì việc chẳng có gì để làm chính là một sự tra tấn. 


Sức khỏe tốt, lại có tiền nhưng chẳng biết làm gì, nỗi khổ đó rất khó thoát ra được. Kẻ thù lớn nhất của người già là "không hương vị". Chẳng phải chỉ một, hai ngày, mà là cả quãng thời gian đằng đẵng, họ cứ thế sống mà không có việc gì làm, đấy chính là nỗi khổ niềm đau. Bởi vậy, cần phải có sự chuẩn bị, biện pháp đặc biệt. 


Cần phải chuẩn bị những việc giải khuây mà chỉ một mình ta cũng làm được và nhất là phải phù hợp với thể chất bản thân mình. Việc tạo kết nối, liên quan đến những thú vui cuộc sống mà một mình cũng làm được là cần thiết. Phổ biến và an hòa nhất là đọc sách và  nghe nhạc.


Tất nhiên, để sống một cuộc sống như vậy  chẳng thể làm được chỉ ngày một ngày hai. Phải chuẩn bị trước đó rất lâu, cố gắng thích ứng, tạo thành thói quen thường nhật. Thư pháp, hội họa cũng tốt nhưng nếu mục tiêu mơ hồ thì rất khó thành công. 


Một vấn đề khác nữa là dù có tuổi cũng phải nhanh chóng dùng thạo máy vi tính. Vì là mảng mới hiếm nên luôn có cảm giác khó, chán và ngại dung như thể là cái thứ sinh ra để trừng phạt bản thân vậy. 


Nó vốn là máy móc, khớp nối logic, là đồ mà chỉ cần kiến thức và tài nghệ của đứa học lớp 5 cũng có thể lắp ráp được. Nó không phải thứ làm ra chỉ dành cho chuyên gia, hay người uyên bác sử dụng mà là thứ sinh ra để ai ai cũng có thể dùng .

 

Một đứa trẻ 4 tuổi còn chưa quen mặt chữ cũng có thể tự chơi game, nghe thì khó tin nhưng thực ra lại rất dễ nhìn thấy quanh ta. Thời nay mà mù máy tính thì rất dễ bị kỳ thị . 


Như vậy sẽ giúp ta tránh được vô vi, miễn phí. Chẳng gì tốt hơn những việc đó trong việc phòng ngừa suy giảm trí nhớ. Thế giới ảo sez không có khác biệt về thế hệ và tất cả đều chỉ là những dân cư mạng. 


Nếu biết gửi email, hay mở được tài khoản, blog cá nhân trên mạng thì sẽ có dịp trải nghiệm với một thế giới mới. Đấy cũng là dịp hiểu hơn giới trẻ và là cách giúp bản thân sống trẻ trung hơn. Để đăng vài dòng lên trang mạng cũng phải học hành, biết tìm kiếm, lựa chọn thông tin, và cứ thế thời gian trôi khi nào không hay. 


4. Cuối cùng là Bệnh Khổ.


Bởi Già là sự héo mòn của cơ thể. 


Dùng lâu sẽ hỏng chỗ này, chỗ kia là điều bình thường. Cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp, thấp khớp, tim mạch, đau lưng, tiền liệt tuyến, đau xương khớp...là những bệnh người già và người già nào cũng bị. 


Già đã buồn, lại còn thêm bệnh nên thân tâm đau khổ muôn phần. Mà già mà bị bệnh thì còn khó khỏi. Sức khỏe vốn là thứ phải giữ gìn khi còn khỏe. Cái bao đầu gối cũng phải dùng với cái gối còn khỏe chứ đầu gối đã bệnh thì bao gối cũng là phế vật vô dụng. 


Việc nhiều người già bị hành hạ bởi bệnh tật, nói thì bảo phi khoa học nhưng thực ra một trong các lý do là do ta chăm sóc hời hợt khi còn khỏe. Hiếm có ai già mà vô bệnh vô tật nhưng rõ ràng cần phải quản lý thể lực chu đáo. 


Món có thể tiếp tục duy trì kể cả khi có tuổi chính là đi bộ. Chỉ cần có đôi dày, đôi dép vừa chân, thoải mái là được. Đi bộ đều đặn cũng là giúp rèn luyện thân tâm. 


Người duy trì đi bộ trong thời gian dài thường chẳng mấy khi đau ốm. Đấy hoàn toàn là thành quả do mình ta bền bỉ chiến đấu với chính bản thân ta mà ra. Với Lão niên tứ khổ, trước đây, ngày nay, rồi sau này luôn là thứ ai cũng phải đón nhận, chẳng thể né tránh. 


Người may mắn thì có thể bớt được một hai bệnh tật chứ không thể né tránh được hết. Nhưng nếu ta chuẩn bị tốt thì có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất. Tùy theo mức độ chuẩn bị mà tuổi già của mỗi một người có thể hoàn toàn khác nhau. 


Kết luận: Con người, bất kể ai, đến giây phút cuối cũng chỉ có một mình. Một mình khi đến, rồi một mình khi đi. 


Dương Chính Chức 

Lược dịch từ bản tiếng Hàn:



노년사고 (老年 四苦) 

------ 


이 지상에 늙지 않는 사람은 없다. 노후노년은 아무도 피하지 못하는 모두의 절실한 현실이다. 그것을 예견하고 준비하는 사람과 자기와는 무관한 줄 알고 사는 사람이 있을 뿐이다. 노년사고는 결코 남의 일이 아니라 나도 반드시 겪어야 하는 바로 나의 일이라는 사실을 알아야 한다.


1. 첫째가 빈고 (貧苦)이다.


- 같은 가난이라도 노년의 가난은 더욱 고통스럽다.


- 갈 곳이 없는 노인들이 공원에 모여 앉아 있다가 무료급식으로 끼니를 때우는 광경은 이미 익숙한 풍경이다. 나이 들어 가진 것이 없다는 것은 해결방법이 따로 없는 그렇다고 그대로 방치할 수 없는 사회문제이기도 하다. 일차적인 책임은 물론 본인에게 있는 것이지만 그들이 우리사회에 기여한 노력에 대한 최소한도의 배려는 제도적으로 보장되어야 하지 않을까?


- 빈고를 위한 개인의 준비는 저축과 보험 년금 가입 등 방법은 다양할 수 있겠다. 결코 노년을 가볍게 생각해서는 안 된다. 지금처럼 평균수명이 길어진 시대일수록 은퇴 후의 삶이 더욱 중요하게 생각된다.


2. 두번째가 고독고 (孤獨苦)이다. 


- 젊었을 때는 어울리는 친구도 많고 호주머니에 쓸 돈이 있으니 친구 친지들을 만나는 기회도 만들 수 있다.


- 그러나 나이 들어 수입이 끊어지고 나이가 들면 친 구들이 하나 둘 먼저 떠나고 더 나이 들면 육 체적으로 나들이가 어려워진다. 그때의 고독감은 생각보다 심각하다. 그것이 마음의 병이 되는 수도 있다. 혼자 지내는 연습이 그래서 필요하다.


- 사실 가장 강한 사람은 혼자서도 잘 보낼 수 있는 사람이다.  고독고는 전적으로 혼자의 힘과 노력으로 극복해야 한다. 가족이라 해도 도와 줄 수 없는 전적으로 자신의 문제이기 때문이다.


3. 세번째가 무위고 (無爲苦)이다. 


- 사람이 나이 들어 마땅히 할 일이 없다는 것은 하나의 고문이다. 


- 몸도 건강하고 돈도 가지고 있지만 할 일이 없다면 그 고통에서 벗어나지 못한다. 노년의 가장 무서운 적이 무향함이다. 하루 이틀도 아닌 긴 시간을 할 일 없이 지낸다는 것은 정말 고통스러운 일이다. 그래서 특별한 준비와 대책이 필요하다.


- 나이가 들어서도 혼자 할 수 있는 것 특히 자기의 기질 적성을 감안해서 소일꺼리를 준비해야 한다. 혼자 즐길 수 있는 취미생활과 연관짓는 것은 필수적이다. 가장 보편적이고 친화적인 것이 독서나 음악감상 등이다.

- 그러나 이런 생활도 하루 아침에 되는 것은 아니다.

미리미리 긴 시간을 두고 준비하며 순응 할 수 있도록 노력해야 일상생활속에 자리 잡을 수 있다. 서예나 회화도 좋으나 뚜렷한 목표 없이는 성공하기가 어렵다.

- 다른 하나는 노년층에도 급속도로 보급되는 컴퓨터를 잘 다루는 것이다. 생소한 분야이기 때문에 어렵다고 지레 겁먹고 접근을 주저하는 것은 자신에 대한 저주 라고도 할 수 있다.


초등학교 5학년의 지능과 지식이면 컴퓨터의 조립도가능할 정도로 체계적이고 논리적으로 되어 있다. 전문가나 유식한 사람만이 쓸 수 있도록 만들어진 것이 아니라 만인이 쉽게 사용할 수 있도록 만들어진 것이다.


아직 글도 익히지 않은 4살짜리가 혼자서 게임을 즐긴다면 믿겠는가 그러나 이것은 사실이고 주변에서

목격했을 것이다. 지금은 컴퓨터를 못하면 소외계층이 되는 세상이다.

- e메일은 물론 개인 홈피나 불로그를 개설해서 운영하면 새로운 세계가 펼쳐지는 것을 경험하게 될 것이다.  그만큼 다른 세대도 이해할 수 있고 젊게 사는 방법이기도 하다. 불로그나 홈피에 글를 올리려면 공부도 좀 해야 하고 많은 정보를 검색해서 선택하게 되므로 시간이 그렇게 잘 갈 수가 없다고들 한다.


- 무위나 무료와는 거리가 멀게 될 것이다. 노년에 두려워하는 치매 예방에도 이보다 더 좋은 방법은 없다고 한다. 사이버 세계에는 시대차이가 없다 모두가 네티즌일 뿐이다.


4. 마지막이 병고 (病苦)이다. 


- 늙었다는 것은 그 육신이 닳았다는 뜻이다. 


- 오래 사용했으니 여기저기 고장이 나는 것은 당연하다. 고혈압 당료 퇴행성 관절염 류마티스 심장질환 요통 전립선질환 골다공증은 세계는 모든 노인들이 공통으로 가지고 있는 노인병들이다.


- 늙음도 서러운데 병고까지 겹치니 그 심신의 고통은이루 말할 수 없다. 늙어 병들면 잘 낫지도 않는다. 건강은 건강할 때 지키고 관리해야 한다. 무릎 보호대도 건강한 무릅에 쓰는 것이지 병든 무릎에는 무용지물이다.

- 수많은 노인들이 병고에 시달리는 것은 불과학력적인 것도 있겠지만 건강할 때 관리를 소흘히 한 것이

원인중의 하나이다. 노년이 되어서 지병이 없는 사람도 드물겠지만 체력을 적극적으로 관리해야 한다

- 나이 들어서도 계속할 수 있는 가장 효과적인 운동은 걷기이다. 편한 신발 한 컬레만 있으면 된다. 지속적인 걷기는 심신이 함께 하는 운동이다.

- 오랫동안 꾸준히 걷는 사람은 아픈 데가 별로 없다. 그건 전적으로 자기와의 고독하고 힘든 싸움이기도 하다. 노년사고는 옛날에도 지금도 그리고 앞으로도 모든 사람 앞에 있는 피할 수 없는 현실이다.

- 운 좋은 사람은 한 두 가지 고통에서 피할 수 있을는지 몰라도 모두를 피할 수는 없다. 그러나 준비만 잘하면 최소화할 수는 있다. 그 준비의 정도에 따라 한 인간의 노년은 전혀 다른 것이 될 수도 있다.

5. 맺음. 

- 인간은 그 누구라도 마지막에는 혼자다. 오는 길이 혼자였듯이 가는 길도 혼자이다.