Con chữ

Con chữ
Chữ tượng hình là đặc thù của một thứ văn hóa, một thứ ngôn ngữ. Với người tin vào Thần thì đó là sự an định không phải ngẫu nhiên cho một cộng động người : ăn cơm ,cầm đũa,nói từng âm tiết có nghĩa, da vàng, trọng thủy,trọng xỉ...hẳn nhiên ngôn ngữ phải là khối vuông truyền đạt nghĩa, nội dung



CON CHỮ

(Anh Vũ)


Chữ tượng hình là đặc thù của một thứ văn hóa, một thứ ngôn ngữ.


Với người tin vào Thần thì đó là sự an định không phải ngẫu nhiên cho một cộng động người : ăn cơm ,cầm đũa,nói từng âm tiết có nghĩa, da vàng, trọng thủy,trọng xỉ...hẳn nhiên ngôn ngữ phải là khối vuông truyền đạt nghĩa, nội dung


Ngôn” ((言) là chữ Chỉ sự (một trong 6 cách tạo chữ Hán). Trong thể chữ Giáp Cốt, bên dưới của chữ “Ngôn” là hình cái lưỡi, biểu thị rằng lời nói là theo lưỡi mà xuất ra.


Trong “Thuyết văn giải tự” viết: “Trực ngôn viết ngôn, luận nan viết ngữ”, ý nói rằng trong tâm mà nghĩ cái gì thì trực tiếp nói rõ ra, như thế mới được gọi là ngôn.


Còn những lời suy luận, biện luận, chất vấn… thì được gọi là “ngữ”.


Ngày xưa, cha ông ta coi Đạo Đức làm trọng nên các con chữ Thánh Hiền không chỉ là truyền cái TIẾNG ( âm thanh) mà quan trọng hơn là truyền tải nội hàm ĐẠO ĐỨC qua con CHỮ.


Cha ông mình không nói "con Tiếng" mà lại là "con Chữ" (con gà, con Người). Thậm chí, Chữ là Người.

Nên nhớ rằng chữ Nôm chỉ chiếm 20 đến 30% kho "Từ điển Tiếng Việt ". Có trên 70 đến 80% là từ / chữ / tiếng Hán. Nhập cả hai lại ta gọi là Ngôn Ngữ Việt Nam muôn quý ngàn yêu.


Muốn yêu tiếng Mẹ Đẻ, muốn thương Mẹ, hiểu Mẹ nhiều hơn, thấu triệt hơn... Có lẽ chúng ta không nhiều thì ít cần có chút vốn liếng Chữ Thánh Hiền…