Sống có đạo

Sống có đạo
Để hiểu được một người sống có đạo hay không, hơn 2000 năm trước đây, Gia Cát Lượng có đưa ra bảy cách: Đem điều phải, lẽ trái hỏi họ để biết trí hướng; Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết khả năng biến thái; Lấy mưu trí trị họ để trông thấy kiến thức; Nói cho họ thấy khó khăn để xét đức, dũng; Cho họ uống rượu để dò tính khí; Đưa họ vào lợi là để biết tấm lòng liêm chính; Hẹn công việc với họ để đo chữ tín.

“Tính tình con người thật khó hiểu, dung mạo thì bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông bề ngoài hiền lành, nhu thuận mà thực ra trong lòng là trí trá, vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhút nhát. Kẻ bề ngoài có tận tâm, tận lực mà lại bất trung”

(Tri Nhân, Gia Cát Lượng)

Để hiểu được một người sống có đạo hay không, hơn 2000 năm trước đây, Gia Cát Lượng có đưa ra bảy cách: Đem điều phải, lẽ trái hỏi họ để biết trí hướng; Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết khả năng biến thái; Lấy mưu trí trị họ để trông thấy kiến thức; Nói cho họ thấy khó khăn để xét đức, dũng; Cho họ uống rượu để dò tính khí; Đưa họ vào lợi là để biết tấm lòng liêm chính; Hẹn công việc với họ để đo chữ tín.

Trong học võ, học “đạo” được coi trọng hơn cả học quyền cước. Người học võ thường tự nhủ rằng: “Hiểu mình khó, hiểu người khác dễ hơn”. Và để đi xa đc với nhau, từng người một trong đội nhóm phải là người mạnh, ko phải tầm gửi. Theo quan điểm của võ đạo: có ba con người ta có thể tìm thấy trong một con người: (1) Tự biết mình, biết người; (2) Ko biết, nhưng biết lắng nghe và làm theo lời chỉ dạy; (3) Ko biết, nhưng không chịu lắng nghe, bị đập đầu vào tường mới tỉnh.

Thực tế, phần lớn người ta làm theo chủ nghĩa kinh nghiệm - các nghiên cứu về hành vi của con người đã chỉ ra như vậy. Bản chất của con người khó bị thuyết phục, vậy nên hãy đề mỗi người tự chọn cho mình một con đường, một cách đi hay chọn sống có đạo hoặc là mặc kệ nó đi.

Để người ta sống có đạo hay nói cụ thể hơn là thay đổi để tốt hơn với mình, với người và với công việc, cần tạo ra sự thay đổi đồng bộ 5 thành tố: Tầm nhìn; Kỹ năng; Sự động viên; Nguồn lực; và Kế hoạch. Vì thiếu tầm nhìn sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn; thiếu kỹ năng dẫn đến sự lo lắng; thiếu động viên dẫn đến sự chống lại; thiếu nguồn lực dẫn đến thất bại; thiếu kế hoạch dẫn đến sự rối loạn.

Điểm đáng chú ý ở đây là: thường thì phụ nữ bị phù phiếm, thiếu logic, thiếu mưu toan,... nhưng một khi cam kết điều gì, họ sẽ đi xa hơn. Thực ra là vì người phụ nữ luôn đề cao việc sống có đạo. Họ cho rằng: Gia đình có giá trị của gia đình - đó chính là nền tảng của việc sống có đạo. Trước tiên hiểu đơn giản như vậy.

Trần Thị Thu Hà