Tiểu thuyết Lính Miền Đông (11)
- Chủ nhật - 10/12/2023 09:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
TIỂU THUYẾT LÍNH MIỀN ĐÔNG (11)
Nhà văn Biên Linh
Mùa khô năm 1974, toàn bộ chiến trường B2 đã giành nhiều thắng lợi ở cả đồng bằng và rừng núi. Trung ương cục đã nhận định chính xác thế lực của ta và địch.
Lúc này, quân địch đã bị suy sụp khi Mỹ không còn chi viện và can thiệp mạnh như trước nữa. Quân Ngụy bị rải ra khắp miền Nam để thực hiện mệnh lệnh của Nguyễn Văn Thiệu “không để một xã nào rơi vào tay Việt cộng”. Vì chính sách này, chúng không còn lực lượng dự bị. Lực lượng phòng thủ của chúng ở Phước Long khá mỏng và yếu lại phải trải dàn trên một khu vực rộng. Các chi khu, yếu khu, các cụm cứ điểm, đồn bốt bố trí tương đối độc lập không có khả năng chi viện cho nhau, có nhiều chỗ trống.
Địch lợi dụng địa hình thuận lợi của thiên nhiên tạo thế phòng thủ tương đối độc lập như: Chi khu Phước Bình, cao điểm núi Bà Rá, tiểu khu Phước Long hình thành từng cụm tổ chức phòng thủ toàn diện từng khu vực theo hình vòng. Các điểm lại bố trí lực lượng cơ động xen kẽ, các chốt kiên cố có sẵn tạo thành thế phòng thủ hình vòng. Tiểu đoàn 1 chiến đoàn 7 ở Tây và Nam Hồ Long Thủy tạo thành vòng khép kín phía Tây Nam thị xã Phước Long. Địch tận dụng địa hình vào thị xã có một con đường độc đạo ở hướng Tây Nam và hướng Nam thị xã - nơi xe cơ giới có thể vào được, các đường khác chỉ là bộ binh cơ động để tổ chức bố trí lực lượng chốt giữ ngăn chặn. Các chi khu và tiểu khu đều có sân bay, L19, máy bay lên thẳng xuống được.
Khu vực Nam thị xã được chúng coi là khu then chốt nhất để phòng thủ thị xã. Khu vực phía Bắc sẽ là khu vực phòng thủ cuối cùng.
Công sự phòng thủ nói chung của dịch đều bằng gỗ, đất, riêng các vị trí chi khu tiểu khu và căn cứ quân sự cấp tiểu đoàn có tổ chức hỏa lực tương đối phức tạp. Chướng ngại vật nhiều lớp. Chúng dùng từ 5 đến 10 hàng rào thép gai đơn hoặc bùng nhùng xen kẽ những hàng rào nứa vót nhọn kiểu lông nhím cho mỗi chiều dài từ 70 đến 80 mét.
Các công sự, các ụ đại liên, trung liên cũng thường bằng gỗ; đất dày từ 0,8 đến 1 mét có thể chịu được cối 82 nhưng không chịu được cối 83mm, 105, 120mm và pháo của ta.
Ta đã nắm được việc bố trí lực lượng của địch chủ yếu là cố thủ tại chỗ. Lực lượng bảo an, dân vệ bố trí ở các chốt nhỏ và ấp chiến lược một nửa lực lượng trong chốt, 1/2 bung ra ngoài, khi bị tấn công thì sẽ phản kích lại. Chúng phát súng tới từng nhà dân để phối hợp thực hiện chiếc lược trên. Với căn cứ kiên cố và vũ khí trang bị hiện đại, địch rất tự tin.
Dựa vào nguồn tin tình báo, Bộ tổng tham mưu Ngụy xác định: Lực lượng “Cộng sản” có sự tăng hơn trước, toàn miền Nam có khoảng 15 Sư đoàn, trong đó Nam Bộ có 7 Sư đoàn. Chúng dự đoán trong năm 1975 “Cộng sản” sẽ duy trì cuộc đấu tranh ở phạm vi cục bộ với “cường độ tiệm tiến” mục tiêu chủ yếu là đánh phía Bình định, đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh hoạt động quân sự để mở hành lang chiến lược hướng tiến công là Đông Nam Bộ, trọng điểm là Tây Ninh.
Vì vậy, địch điều lực lượng chính của Quân đoàn 3 và Sư đoàn 18 lên khu Hoài Đức - Long Khánh; Sư đoàn 25 lên Tây Ninh; Sư đoàn 5 ở Rạch Bắp - Bến Cát. Còn hướng chính Phước Long chỉ có lực lượng tại chỗ của Tiểu khu và hai đại đội trinh sát tăng cường.
Trước khi mở chiến dịch một ngày, đại tá tiểu khu trưởng, Tiểu khu Phước Long cùng hai Thiếu tá: Trưởng ban quân báo và Trưởng ban hành quân đi kiểm tra kế hoạch phòng thủ thấy tình hình vẫn yên tĩnh nên chúng tin tưởng vào phán đoán của mình.
Khi Tiểu đoàn bộ đội địa phương của ta tiến công vào Chi khu Bù Đốp và các vị trí của địch trên đường 14 thì địch ở chi khu Phước Long vẫn cho rằng đó chỉ là những hoạt động nhỏ của “Việt cộng”. Từ ngày 14 đến 17/12/1975 ta đã tiêu diệt Chi khu Bù Đăng và yếu khu Bù Na, cắt đứt đường 14 uy hiếp căn cứ Đồng Xoài thì Tiểu khu trưởng Phước Long vẫn ung dung khẳng định: “Việt cộng chỉ sử dụng lực lượng cấp Tiểu đoàn đánh nghi binh một số vị trí vậy thôi”.
Trong cuộc họp tại Vũng Tàu, tướng Dư Quốc Đống tư lệnh quân đoàn 3 Ngụy đánh giá “Tình hình Phước Long sôi động nhưng đó không phải là trọng điểm của Việt cộng, trọng điểm vẫn là Tây Ninh”. Chúng chưa đặc biệt chú ý đến Phước Long.
Đêm 22 rạng sáng ngày 23/12/1974 khi Trung đoàn 1 Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 cùng lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tiến đánh Chi khu Bù Đốp lần 2 diệt đồn Phước Lộc, Phước Quả bẻ gãy một đoạn trên vòng cung phòng thủ thị xã Phước Long thì Chi khu trưởng vẫn điện về báo cáo “Tình hình Phước Long sáng sủa, chỉ bị pháo kích loại nhỏ. Sân bay Phước Bình an toàn, bãi đáp trực thăng cũng vậy”, và “Việt cộng không đủ sức đánh nổi Phước Long – Phước bình và Bà Rá”.
Chỉ có Chi khu trưởng Đồng Xoài than thở “Bị áp lực mạnh vây chặt, pháo kích đều đều. Có nguy cơ bị tấn công xin tăng chi viện và xin máy bay giải tỏa.
Không khí của những ngày này luôn sôi sục. Trung ương cục đã nhận định: Mùa mưa năm 1974 này có nhiều thuận lợi hơn bất kỳ mùa mưa nào trước đây, thậm chí còn hơn cả mùa khô. Cấp trên đã chỉ đạo phải nhanh chóng chớp thời cơ, bất chấp khó khăn, đẩy mạnh hoạt động mọi mặt tạo thế và lực mới, vật chất và tinh thần cho các quân khu các địa phương. Làm theo kinh nghiệm quý giá của các nhà quân sự từ cổ chí kim “cái gốc của sức mạnh quân sư là do thế và lực hậu cần”.
Việc tổ chức bảo đảm hậu cần cho chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trên một địa bàn rộng lớn như Phước Long được chuẩn bị chu đáo, cụ thể do hậu cần quân đoàn 4 và các đoàn hậu cần khu vực của Miền đảm bảo.
Trên hướng chủ yếu Đồng Xoài – Bù Na do bộ phận hậu cần tiền phương quân đoàn đảm nhiệm, bố trí gần tiền phương. Đoàn Hậu cần 210, triển khai đội phẫu thuật tiền phương để sơ cứu, chuyển thương binh… Đại đội vận tải xe thồ làm dự bị cơ động sẵn sàng tăng cường cơ động lực lượng bộ binh. Hậu cần các sư đoàn và binh chủng đều được bố trí thành tuyến hậu cần chiến thuật.
Theo kế hoạch A1/75 ta cần khoảng: 5000 tấn gồm lương thực, quân trang quân dụng và khoảng 535 tấn xăng dầu, 1185 tấn vũ khí, 24 tấn thuốc và dụng cụ quân y.
Hậu cần Miền đã nhanh chóng và liên tục điều chỉnh các loại vũ khí trong quá trình diễn ra chiến dịch, dự phòng trận đánh phải kéo dài, hậu cần chiến dịch cùng hậu cần Sư đoàn 3 hợp đồng với đoàn Hậu cần 770 vận chuyển thêm 20 tấn đạn tới hậu phương Sư đoàn.
Hai ngày chiến đấu đã có gần hai trăm chiến sĩ bị thương được chuyển về Quân y các tiểu đoàn, trung đoàn. Thương binh trung và trọng thương được cáng bằng lực lượng tải thồ, sau đó dùng ô tô chuyển ra phía sau Hậu cần chiến dịch tận dụng xe ô tô chuyển đạn ra trận địa và chuyển thương binh về phía sau. Trận đánh then chốt Phước Long đã được chuẩn bị. Hướng Bắc và Tây do Đoàn 770 đảm trách Đoàn hậu cần 814 ở hướng Đông và hướng Nam, hướng Tây Nam do Đoàn 210 bảo đảm. Hậu cần Miền huy động xe tải liên tục chuyển vật chất từ các kho phía sau, vượt Sông Bé tới thẳng kho chiến dịch và trận địa pháo. Suốt bốn ngày đêm từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 1 năm 1975, hàng đêm có từ 25 đến 40 xe ô tô vận chuyển xăng dầu,đạn dược tới các kho chiến dịch.
Phước Long không ngủ. Gần 600 tấn đạn hơn 50 tấn xăng dầu được tích trữ sẵn. Riêng số đạn chiến lợi phẩm thu của địch do Hậu cần chuyển tới từ chiến thắng Bù Na – Đồng Xoài hơn hai ngàn viên đạn có cả pháo 105mm hàng chục tấn xăng dầu, hàng trăm tấn lương thực… tất cả đều giành cho chiến dịch Phước Long.
Trong số các chiến lợi phẩm, thu được ở ấp Hòa Đồng - Bù Đăng có một chiếc xe honda mới tinh, xăng còn đầy. Nếu có xe này mà vận chuyển lương thực, thuốc men thì sẽ rất nhanh và hiệu quả. Biết vậy nhưng ngặt nỗi, cả đơn vị không ai biết chạy xe. Bỏ thì tiếc nhưng lấy về thì biết chạy làm sao! Bàn tính mãi rồi một cao kiến được nêu lên, chiến sĩ ta bèn chặt 4 đoạn cây, cột vào xe hai cái ngang, hai cái dọc và khiêng suốt một chặng đường vài chục cây số leo dốc, lội suối, luồn rừng. Trầy trật mãi, cuối cùng cũng đưa về điểm tập kết chờ người biết sử dụng.
Tháng 7, trời đổ mưa lớn suốt ngày đêm. Trước lúc mở màn chiến dịch hai ngày khiến cho xe, pháo và bộ binh của ta hành quân chiếm lĩnh trận địa gặp vô vàn khó khăn do đường trơn, lầy lội; nhất là ở đoạn ngầm sông Đắc Lấp. Lòng sông hẹp nước dồn lại dâng cao cuồn cuộn, xe pháo không tài nào qua được! Sau một hồi bàn bạc, xin ý kiến chỉ đạo của Tư lệnh chiến dịch, những chiếc xe zin có đầu tời được điều động tới kéo xe pháo vượt sông.
Quân Đoàn 4 đã mở chiến dịch tiêu diệt gọn Chi khu Đức Long, yếu khu Bù Na, Chi khu Bố Đức và Chi khu Đồng Xoài. Quân ủy và Bộ chỉ huy quân sự Miền chỉ đạo cho Quân đoàn 4 tiến công tiêu diệt Chi khu Phước Bình và Tiểu khu Phước Long trong thời gian ngắn. Chiến dịch sẽ thực hiện chiến thuật đánh “Bóc vỏ” và chiến thuật “thọc sâu” chia thành ba giai đoạn và hai bước.
Tỉnh lỵ Phước Long lúc bấy giờ xung quanh là rừng núi với hơn 3 vạn dân.
Tỉnh lỵ Phước Long rất đẹp từ phía Đông thị xã đến phía Tây Chi khu Phước Bình khoảng 6 km; được bao bọc bởi các quả đồi, và ngọn núi Bà Rá cao gần một ngàn mét quanh năm mây phủ như sương khói và lòng hồ Long Thủy êm đềm như một chiếc gương sáng trong dịu dàng tạo thành một cảnh quan đẹp như tranh. Phía xa xa là những rừng cây cao su, cây điều xanh ngát xen kẽ với những làng mạc đông vui. Con Sông Bé chảy uốn lượn bao bọc thị xã, mặt sông có chỗ mùa mưa rộng từ khoảng chục mét; Mùa mưa, mặt sông càng như rộng hơn ra, miệt mài chảy giữa bốn bề cây xanh và hoa trái; có những đoạn lòng sông sâu thẳm như chất chứa trong lòng nó bao huyền thoại kỳ bí về miền đất nửa hoang sơ nửa sầm uất đông vui. Lại có đoạn, dòng sông dỗi hờn dào mạnh lên thành con thác lớn có tên gọi Thác Mơ. Nước từ trên vách đá cao giữa lòng sông dội xuống thành những dòng bạc trắng, tuôn dài mê mải. Hai bên bờ sông là những lối đi có độ dốc lớn. Mùa mưa, nước chảy rất mạnh, lòng sông đã rộng lại càng như rộng hơn. Ngược lên một đoạn theo hướng Tây Nam có Suối Dung. Lòng suối là cát, sỏi rộng từ 5 đến 10 mét…
Thị xã có 6 ấp chiến lược với các đồn Bảo An, dân vệ bên trong hoặc ngoài làng đều có hàng rào tre hoặc dây kẽm gai từ một đến hai lớp bảo vệ. Toàn thị xã có 6 đường lớn chạy từ Bắc xuống Nam…
Địa hình trên rất thuận lợi cho ta bố trí binh lực, hỏa lực, hình thành thế bao vây chia cắt, vu hồi chiến thuật chiến dịch ngay từ đầu.
Nếu ta chiếm được núi Bà Rá thì sẽ khống chế, quan sát và nắm tình hình rất thuận lợi.
Căn cứ vào tin tức, phân tích tương quan của ta và địch, Bộ chỉ huy quân sự chiến dịch đã nhận định: địch chưa phát hiện được ý định chiến dịch và hành động của các lực lượng ta. Nguồn tăng cường, chi viện cho địch chậm và yếu.
Trong khi khí thế, tinh thần của quân ta rất tốt, vũ khí, lương thực đã chuẩn bị đủ. Chiến thắng Đồng Xoài, đang cổ vũ tinh thần chiến thắng của lực lượng ta.
Kế hoạch tác chiến đã được xây dựng công phu.
Trong lễ xuất quân, chính ủy Tư Nguyên nhắn nhủ: Đợt ra quân này chúng ta sẽ quyết chiến bảo vệ cho Phước Long: Vinh danh cho danh dự của lực lượng vũ trang Bình Phước. Trả thù cho những người đã ngã xuống. Không ai biết được mình còn sống hay phải hy sinh. Nhưng chúng ta phải khẳng định được chúng ta là chính nghĩa để không hổ thẹn với cha mẹ ta và những người đã vì bình yên của nhân dân mà ngã xuống. Chúng ta hãy chiến đấu xứng danh là lính Miền Đông. Hàng quân đứng nghiêm, như nuốt từng lời dặn dò.
Vào cuộc, ta dùng hỏa lực khống chế các trận địa pháo ở sân bay và núi Bà Rá. Ta nhận thấy với độ cao gần 1000m đỉnh núi Bà Rá là một đài quan sát là con mắt thần và là vị trí đầy uy lực để bao quát toàn vùng này. Ta phải bí mật đưa bộ binh triển khai hình thành thế bao vây chia cắt, giữa tiểu khu và chi khu sân bay Phước Bình và núi Bà Rá.
Nhiệm vụ bước dầu là phải: tiêu diệt chi khu Phước Bình và núi Bà Rá.
Nhiệm vụ bước tiếp theo là: tiêu diệt tiểu khu Phước Long.
Trung đoàn 165, Trung đoàn 210, Trung đoàn 770, Trung đoàn 271, 141… Sư đoàn 3+7 là những lực lượng chính tham gia chiến dịch.
Càng sát ngày nổ ra chiến dịch, không khí càng khẩn trương. Trời tháng 12 khô rang, lính ta mệt nhưng vẫn quyết tâm. Các bộ phận ráo riết chuẩn bị kỹ vũ khí – lương thực giữa lúc nhiều người tranh thủ viết thư báo tin về gia đình.
Quân địch chốt hai đại đội Bảo An trên núi Bà Rá.
Một đại đội Bảo an và Đại đội trinh sát số 18 ở chốt Thác Mơ. Tiểu đoàn 1 chiến đoàn 7 Sư đoàn 5 ở Nam sân bay Phước Bình và Bắc núi Bà Rá. Tiểu đoàn 362 ở phía Tây thị xã, Tiểu đoàn 340 ở chi khu Phước Bình và chốt Vạn Kiếp.
Địch đã co lại thành các điểm chốt dùng pháo binh bắn phá hướng Tây Nam núi Bà Rá, ngã ba Phước Lộc và phía Tây Phước Bình. Chúng dùng nhiều mìn chống tăng và vũ khí khác. Thế và lực của chúng còn khá mạnh. Nhưng bên ta quyết tâm cao. Mọi chiến lược, chiến thuật đều được chọn lựa thống nhất.
5 giờ 30 phút ngày 31 tháng 12 năm 1974, các Tiểu đoàn 3,4,5 và Trung đoàn 165, 141 đã chiếm vị trí chiến đấu phía Bắc Chi khu. Pháo bắn thẳng đã chiếm lĩnh phía Tây Bắc chi khu, các đài quân sự cũng đã khá hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị.
6 giờ 15 phút, pháo ta bắt đầu bắn chuẩn bị, và phá hoại vào chi khu Phước Bình, sân bay, cao điểm Bà Rá. Vừa tiêu diệt sinh lực địch vừa yểm trợ cho hai Tiểu đoàn BB4, BB5 và Trung đoàn 165 tổ chức mở cửa.
Mỗi khoảnh khắc trôi đi là mỗi khoảnh khắc sôi sục vừa căng thẳng, vừa hồi hộp.
10 giờ 30 phút Tiểu đoàn 4 mở được hai cửa phía Nam sân bay, vào Chi khu, đánh chiếm lô cốt phía Tây Nam và phát triển vào bên trong. Lúc này tiếng súng của địch chống cự đã dần yếu ớt. Ta vừa đánh vừa củng cố công sự vừa phát triển chiến đấu từ phía Nam lên phía Bắc. Cùng lúc này, Tiểu đoàn 5 đã mở một của phía Tây Bắc chi khu. Bọn địch ở đây còn mạnh, chúng chống trả quyết liệt, ngăn chặn đợt tiến công của ta.
11 giờ 30 phút Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 141 đã mở được một cửa ở Đông Bắc chi khu, đánh chiếm lô cốt đầu tiên. Tiểu đoàn 4 đã phát triển vào chiếm Sở chỉ huy chi khu chia cắt chi khu và bắt liên lạc với mũi hướng Đông Nam.
Nhận được tin Tiểu đoàn 7 của địch, ở Bắc núi Bà Rá cho quân xuống phản kích vào bên mạn sườn phía sau. Lập tức, ta điều Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6 (dự bị) kịp thời đưa lực lượng tiến công địch bảo vệ sườn cho Tiểu đoàn 4.
Căn cứ vào tình hình của ta và địch, Trung đoàn 165 đã kịp thời nhận định, chuyển hướng tiến công chủ yếu sang hướng Nam của Tiểu đoàn 4 đồng thời chấn chỉnh lại lực lượng và lệnh cho Tiểu đoàn 6 dùng cối 82mm ngăn chặn Đại đội địch đang phản kích vào Tiểu đoàn 4 của ta.
15 giờ, 4 xe tăng xuất kích để dứt điểm Chi khu. Đại đội 7 Tiểu đoàn 2 Sư đoàn 7 được chọn làm đại đội đánh thọc sâu. Đây là chiến thuật đáp ứng được yêu cầu của chiến dịch. Bộ binh sẽ ngồi trên xe tăng thực hành đột phá.
Trong chiến thuật, bộ binh chỉ hành tiến bằng xe trong trường hợp truy kích hoặc trường hợp hỏa lực của địch đã bị vô hiệu hóa không có trường hợp bộ binh ngồi trên xe tăng để thực hành đột phá vì xe tăng là một hỏa lực mạnh trong đột phá nhưng nó cũng là mục tiêu thu hút hỏa lực địch. Việc bộ binh ngồi trên xe tăng không chỉ đơn thuần về mật độ dầy làm tăng khả năng sát thương bằng hỏa lực cầu vồng mà nó còn là mục tiêu cho hỏa lực bắn thẳng của địch.
Nhưng ở trận Phước Long này, khi nhận nhiệm vụ, Đại đội 7 đã gây bất ngờ cho địch khi ngồi trên xe tăng thực hành đánh đột phá. Lúc này, toàn bộ phía Bắc thị xã, địch vẫn còn làm chủ. Chúng tiếp tục đổ thêm 2 đại đội biệt kích dù xuống khu vực đông Bắc thị xã.
12 giờ cùng ngày, Đại đội 7 đã có mặt ở Nam cầu Suối Dung chờ xe tăng. Trong hiệp đồng giữa Bộ binh và xe tăng, phương án được thỏa thuận là: Bộ binh ngồi trên xe đột phá theo trục đường chính vào khu vực Tiểu khu và dinh tỉnh trưởng. bốn chiếc xe tăng T54 phóng thẳng vào trung tâm thị xã với tốc độ lớn trước những trận mưa hỏa lực của địch từ nhiều phía.
Khi xe vượt qua trung tâm hành quân của địch, số bộ đội bị thương vong đã chiếm quá nửa lực lượng của đại đội. Hội bị thương máu ra nhiều quá nhưng nén đau, bò trở ra. Thuấn xốc Hội lên, vừa cõng, vừa chạy giữa những làn đạn như vãi trấu… Ta đã hoàn thành được chiến lược đánh thọc sâu vào sào huyệt của địch. Đây là sự táo bạo, quyết đoán trong tình huống đặc biệt này, những người chiến sĩ sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh cao nhất, mang tính cảm tử để có được thành công. Nhưng những tay súng còn khả năng chiến đấu chỉ còn hơn chục, chính trị viên đã bị thương, cán bộ trung đội thương vong hết. Đại đội trưởng trực tiếp chỉ huy nhanh chóng chiếm lô cốt.
Đơn vị Hoan phối hợp với lực lượng vũ trang Bình Phước và vũ trang Miền tiến công giành chiến thắng.
Trung đoàn 165 Tiểu đoàn 6 phát triển phía Nam đường số hai diệt đồn dân vệ, ấp Sơn Trung 1, 2 và Sơn Long; Tiểu đoàn 4 phát triển phía Bắc đường hợp đồng đánh chiếm chốt cầu Suối Dung. Tiểu đoàn 5 tiếp tục bao vây tiến công chốt Vạn Kiếp, đông sân bay Phước Bình, đánh địch tháo chạy phát triển lên phía Tây Suối Dung.
Trung đoàn BB141: Tiểu đoàn 2 phát triển tiến công đồn Bảo An Tây Bắc cao điểm 205 chiếm ấp An Lương (Nam Sông Bé) uy hiếp sườn Tây Bắc thị xã. Lúc 18 giờ 30 phút ngày 1/1/1975 Tiểu đoàn 3 tiến công đánh chiếm các chốt Nhân Hòa 1, 2 và Sơn Long. Tiểu đoàn 1 làm dự bị cho Trung đoàn đứng phía Bắc sân bay luôn sẵn sàng tiến công chiếm chốt Long Điền và ngã ba nhà đèn.
Từ 2 giờ đến 5 giờ 30 phút ta dùng pháo bắn áp chế địch ở cao điểm Bà Rá hỗ trợ cho Tiểu đoàn 79 đặc công đánh chiếm cao điểm. Đến 6 giờ ta đã làm chủ được tình hình.
Sau ba ngày bị mất Chi khu Phước Bình, sân bay, cao điểm Bà Rá, cửa ngõ vào Phước Long: Ngã ba Tư Hiền, thị xã Phước Long đã bị uy hiếp có nguy cơ bị mất, quân đoàn 3 của địch dự kiến tăng viện lực lượng biệt kích dù, để tăng sức phòng thủ thị xã, cầm cự kéo dài thời gian, đổ thêm lực lượng xuống cứu nguy cho Phước Long. Chúng liên tục sử dụng máy bay B52 và F4 liên tục đánh phá. Chúng đã điều chỉnh lại đội hình bố trí. Nhưng các cứ điểm ngoại vi đã mất tác dụng.
Căn cứ tình hình quân địch và thế mạnh của ta là đã đánh chiếm được các mục tiêu quan trọng, Bộ chỉ huy chiến dịch tăng cường một Tiểu đoàn pháo cao xạ 60 mm áp sát phía Đông Bắc Sông Bé – Thị xã. Tổ chức tiến công vào thị xã bằng xe tăng, vừa đánh vừa nắm tình hình địch, chia cắt kết hợp vu hồi và bao vây.
1 giờ 30 ngày 3/1/1975.
Sau khi pháo binh chiến dịch bắn vào mục tiêu quy định, đến 7 giờ 30 thì hai Tiểu đoàn 1 và 3 Trung đoàn 141 nổ súng tiêu diệt địch ở mục tiêu Hồ Long Thủy. Địch phản công dữ dội, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 141 bị chặn lại tại cao điểm 400 không tiến lên được. Tiểu đoàn 4 và 6 Trung đoàn 165 cũng bị chúng chặn lại phải dừng chân ở Đông Bắc Hồ Long Thủy.
Khoảng 19 giờ, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 271 được sự chi viện của hỏa lực bắn thẳng đã đánh chiếm được bộ phận chốt của Tiểu khu phía Nam nhưng bị hỏa lực địch chia cắt đội hình phía sau Tiểu đoàn. Hai Đại đội này đã tận dụng công sự, vũ kí của địch đánh phản kích lại giữ vững trận địa. Lúc này, Sư đoàn 3 đã kịp thời đưa cán bộ xuống chỉ huy. Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 271 cũng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
20 giờ, Tiểu đoàn 2 đã chiếm được 1/2 Tiểu khu mới, các Tiểu đoàn pháo cao xạ đã áp sát phía Tây và Phía Nam; Pháo 105, cối 160 cùng di chuyển lên phía Tây thị xã đảm bảo chi viện cho bộ binh và xe tăng.
Địch liên tiếp sử dụng máy bay trực thăng đổ quân xuống thị xã nhưng gặp phải pháo của ta khống chế, chúng đành ôm hận bay đi. Lực lượng ta đã chiếm giữ được những vị trí quan trọng.