Về sự hàm ân và báo ân

Về sự hàm ân và báo ân
Trong cuộc sống, ai giúp cho ta bát cơm, tấm áo, cắc bạc, đồng tiền… Ta phải biết ơn, mang ơn và phải tìm cách trả ơn. Không thể vong ân bội nghĩa.

(Ảnh: Lê Thu)


VỀ SỰ HÀM ÂN VÀ BÁO ÂN

(Lê Quang Tuệ)

 

Trong cuộc sống, ai giúp cho ta bát cơm, tấm áo, cắc bạc, đồng tiền… Ta phải biết ơn, mang ơn và phải tìm cách trả ơn. Không thể vong ân bội nghĩa.

     

Cơm ăn rồi hết. Áo mặc rồi rách. Tiền tiêu rồi xong. Nhưng ta phải hàm ân, mang nợ. 

    

Tri thức, hiểu biết, ta thâu lượm được hàng ngày từ cuộc đời, sách vở, từ những người khôn ngoan, thông thái quanh mình… dùng mãi chẳng hết, chẳng hư và chẳng phải hàm ân mắc nợ ai. Có chăng thì tự tri ân bằng lòng ngưỡng mộ, trân trọng và tôn kính. 

    

Vậy có nên hằng ngày học, đọc, thâu thái chăng ?!

Bát cơm, tấm áo, cắc bạc, đồng tiền, mang cho ai cũng dùng được. Người trí giả cũng như kẻ ngu si đều biết cách xài.

    

Tuy nhiên, những tri thức cổ kim, thần ngôn thánh ngữ, ý đẹp lời hay trong sách vở, cuộc đời, không phải kẻ nào cũng biết và dùng được. 

    

 Vậy mới có câu:


     “Uổng thay đàn gẩy tai trâu

     Nước tuôn đầu vịt chán câu sự đời”...!!!


LQT

Hà My 10.4.2019

(*) Trích "Phiếm luận: ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM"