Giao thừa không để nồi không

Giao thừa không để nồi không
Điển cố này nghe nói là có quan hệ với Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương, trước khi lên ngôi Hoàng đế là người rất nghèo khổ, phải đi ăn mày ở hè đường. Ở nhà ông có một người mẹ già, bao nhiêu năm qua vẫn chịu đói cùng ông.


(Ảnh: Pexels)


Điển cố này nghe nói là có quan hệ với Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.


Chu Nguyên Chương, trước khi lên ngôi Hoàng đế là người rất nghèo khổ, phải đi ăn mày ở hè đường. Ở nhà ông có một người mẹ già, bao nhiêu năm qua vẫn chịu đói cùng ông. Lúc sắp Tết, ông vẫn còn xin ăn ngoài vỉa hè, thế nhưng đã sắp hết năm rồi, ai còn muốn nhìn thấy ăn mày đây? Thế là cả ngày hôm ấy ông không xin được chút gì. Lúc ấy nghĩ về mẹ già đang đói ở nhà, ông cảm thấy rất xúc động.


Đến tối, ông lại đi ra ngoài, đến rất nhiều hộ để lấy trộm những gì còn lại trong nồi nhà người ta, thế nhưng tiếc rằng nhà nào cũng để nồi trống không. Ông định chộp lấy nồi ở một nhà nọ rồi bỏ đi, nhưng nghĩ lại, thấy nhà này không có nồi, thì ăn Tết làm sao đây? Thế là ông bèn đem nồi để lại nơi ấy.


Sau này, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, có thể nói là “khổ tận cam lai”. Ông nghĩ tới năm xưa chỉ vì để có cái ăn mà phải làm việc hổ thẹn, nên mới hạ lệnh rằng trong đêm giao thừa, không nhà nào được để nồi không. Ít nhiều cũng phải để lại một chút đồ ăn trong đó, để những người đói có thể lấy đó làm đồ lót dạ. Dần dần, tập tục này được lưu lại.


Sau đó, tập tục này có thêm một nội hàm nữa: “Lưu lại một chút lương thực cho năm sau, hàm ý là năm nào cũng đều dư thừa”.


Theo CKO