Hồ giả hổ uy

Hồ giả hổ uy
Hồ giả hổ uy (tiếng Hàn 호가호위 tiếng Hán 狐假虎威 - Hồ giả hổ uy). Ở đây, Hồ - cáo, giả - mượn, Hổ - hổ (hùm), uy - oai. Giả có vài nghĩa, như không thật, vay mượn.


(Ảnh: Van Pham)

HỔ GIẢ HỔ UY

(Dương Chính Chức)


Hồ giả hổ uy (tiếng Hàn 호가호위 tiếng Hán 狐假虎威 - Hồ giả hổ uy). Ở đây, Hồ - cáo, giả - mượn, Hổ - hổ (hùm), uy - oai. Giả có vài nghĩa, như không thật, vay mượn.


Câu này rất dễ hiểu, nghĩa là cáo mượn oai hùm, người Việt, người Trung cũng hay dùng. Cáo vốn tượng trưng cho sự xảo trá. Rất xảo trá thì có cáo già. Xảo trá đến mức ma mị thì đích thị là cáo chín đuôi thành tinh (구미호-cửu vĩ hồ) như Đát Kỷ vậy. Cáo, vốn đứng thứ 3 trong "hổ, báo, cáo, chồn", là loài yếu thế, với sức chỉ đủ dọa gà, nhưng nếu nó mượn được oai của hổ thì lại có quyền hành chả khác gì chúa sơn lâm, làm càn hết sức ngang ngược.


- Chuyện Cáo mượn oai hổ này có từ thời Chiến Quốc (전국시대 - 戰國 時代). Vua nước Sở (초-楚) là Hoàn Vương (선왕-宣王) thắc mắc không hiểu sao dân tình phương Bắc lại sợ tướng Chiêu Hề Tuất (소해휼(昭奚恤) đến vậy.


Có một đại thần tên Giang Ất (강을-江乙) mới giải thích rằng Chiêu Hề Tuất được Sở Vương trao quyền thống soái quân đội, uy danh lừng lẫy, quần thần và các nước láng giềng đều khiếp sợ, nhưng thực tế là người ta sợ Sở Hoàn Vương chứ không phải Chiêu Hề Tuất. Chiêu Hề Tuất bất quá chỉ là loài cáo chồn mượn hổ uy của nhà vua mà thôi.


- Ngày nay, lũ cáo này vẫn đầy đường đầy chợ với một số đặc điểm khá dễ nhận dạng như hay lôi tên ông hổ này hổ kia ra dọa, lôi ảnh chụp với ông hổ này hổ kia ra khoe, hay có những con, động tí là nó the thé ré lên mấy tiếng như: "mày biết tao là ai không?", "mày biết bố tao là ai không?", hay "rồi mày biết tay tao"...Dân tình, dù biết nó chỉ là cáo nhưng vẫn ngại, ngại cái sự xảo quyệt của cáo và ngại cả cái sự cả tin, mơ hồ của hổ.