Kính nhi viễn chi

Kính nhi viễn chi
Kính nhi viễn chi là thành ngữ tiếng Việt có gốc từ thành ngữ Kính nhi viễn chi "敬而遠之" (tiếng Trung), 경이원지 (tiếng Hàn), 敬而遠之 (tiếng Nhật). Ở đây, kính - kính trọng, nhi - nhưng, viễn - xa, chi -


(Ảnh: Kim Anh)


KÍNH NHI VIỄN CHI

(Dương Chính Chức)


Kính nhi viễn chi là thành ngữ tiếng Việt có gốc từ thành ngữ Kính nhi viễn chi "敬而遠之" (tiếng Trung), 경이원지 (tiếng Hàn), 敬而遠之 (tiếng Nhật). Ở đây, kính - kính trọng, nhi - nhưng, viễn - xa, chi - 


Nghĩa câu này là kính trọng nhưng không dám gần; vẻ ngoài thì tỏ cung kính, nhưng trong lòng lại giữ khoảng cách.


Đây là câu trích trong Luận ngữ. Chuyện rằng học trò của Khổng Tử (공자 - 孔子) là Phiền Trì (번지 - 樊遲) hỏi Khổng Tử rằng TRI (지 - 知) là gì. Khổng Tử đáp: biết nên gắng làm việc nghĩa vì dân, với quỷ thần thì cung kính nhưng giữ khoảng cách, đấy gọi là TRI (務民之義 敬鬼神而遠之 可謂知矣 - 무민지의, 경귀신이원지, 가위지의 -Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị tri hĩ). Quỷ thần có thể hiểu là người có quyền hành. Câu này về sau nói rút gọn lại là "kính nhi viễn chi".


Người ta dùng câu này để khuyên ai đó không tham gia, không dính vào việc gì đó vì chưa đủ tầm kiểu: cậu nghĩ cậu là ai; đừng có dính vào, tốt nhất là kính nhi viễn chi thôi (보기만 해! 가까이하지마 hay đơn giản là 거리 둬라!).