Kỵ hổ chi thế

Kỵ hổ chi thế
Kỵ hổ chi thế (tiếng Hàn 기호지세 tiếng Hán 騎虎之勢 - kỵ hổ chi thế). Ở đây, kỵ - cưỡi, hổ - hổ, chi - của, thế - tình cảnh. Kỵ hổ là cưỡi hổ, chứ không phải là kiêng kị con hổ. Nghĩa đen câu này là ai đó đang ở cái thế cưỡi hổ. Câu này tuy có vẻ dễ, nhưng không phải. Mỗi người hiểu có đôi chút khác nhau.



KỊ HỔ CHI THẾ
(Dương Chính Chức)


Kỵ hổ chi thế (tiếng Hàn 기호지세 tiếng Hán 騎虎之勢 - kỵ hổ chi thế). Ở đây, kỵ - cưỡi, hổ - hổ, chi - của, thế - tình cảnh. Kỵ hổ là cưỡi hổ, chứ không phải là kiêng kị con hổ.


Nghĩa đen câu này là ai đó đang ở cái thế cưỡi hổ. Câu này tuy có vẻ dễ, nhưng không phải. Mỗi người hiểu có đôi chút khác nhau.


Hổ là thú dữ. Đứng cạnh, ở gần là bị nó cắn xé, vồ chết. Cách an toàn duy nhất khi ở cạnh hổ là phải cưỡi nó và đã cưỡi là phải cưỡi vững, cưỡi chắc, bởi rơi, ngã, rời khỏi lưng hổ là chết ngay. Đương nhiên là cũng không thể đang cưỡi mà dừng được. Thế là tự sát.


Có người hiểu đấy là sự dũng mãnh khi cưỡi được cả hổ. Đấy là cách hiểu sai.


Câu này dùng để ví von tình cảnh của ai đó là đã trót theo, trót bắt đầu rồi là phải làm đến cùng, không thể buông bỏ nửa chừng.


Ở Việt Nam cũng có dùng câu "ở cái thế cưỡi trên lưng hổ" nhưng có vẻ người ta chỉ nhấn mạnh vào sự nguy hiểm cưỡi hổ mà quên mất vế quan trọng là người cưỡi đang phải kiên gan, khéo léo để cưỡi đến cùng (이미 시작한 일이라서 도중에 그만둘 수 없고 끝까지 해야 한다).