Mở Mang Tầm Mắt

Mở Mang Tầm Mắt
Câu chuyện bắt nguồn từ một đoạn trong một chương có tên “Thu Thuỷ” (làn nước mùa thu) trong cuốn sách Trang Tử. Trong đoạn văn, Bắc Hải Long Vương đã liên tưởng tới


(Ảnh: Trần Bảo Toàn)

 

MỞ MANG TẦM MẮT


Đây là câu chuyện về câu ngụ ngôn của Trung Quốc “Ếch ngồi đáy giếng”, ám chỉ người có suy nghĩ hẹp hòi hoặc kiến thức nông cạn.


Câu chuyện bắt nguồn từ một đoạn trong một chương có tên “Thu Thuỷ” (làn nước mùa thu) trong cuốn sách Trang Tử.


Trong đoạn văn, Bắc Hải Long Vương đã liên tưởng tới chú ếch ngồi đáy giếng khi nói chuyện với Hà Bá, thần sông Hoàng Hà, vị thần này nghĩ rằng chẳng gì có thể sánh được với con sông mà thần đang ngự cho đến khi ngài nhìn thấy sự bao la của biển cả.


Bắc Hải Long Vương nói: “Không thể nào nói chuyện về biển cả với một con ếch ngồi đáy giếng, bởi sự hạn chế của môi trường sống.


Không thể nào giải thích được về băng tuyết cho những chú côn trùng mùa hè hiểu, những loài mà chỉ biết về điều kiện thời tiết trong mùa của mình.


Tương tự không thể nào có thể giảng về ĐẠO cho những người có tầm nhìn hạn hẹp, những người luôn hạn chế bản thân bởi những gì họ được học.


Hôm nay, vì được thấy biển cả vĩ đại nên ông mới có thể nhận ra sự kém hiểu biết của mình nên ta nghĩ rằng có thể đàm luận với ông về những nguyên lý cao thâm”.


Môi trường sống hạn chế suy nghĩ và trình độ của con người, đồng thời sự tự mãn và kiêu ngạo là kết quả của suy nghĩ hẹp hỏi và thiếu hiểu biết.


Câu chuyện này khuyên con người ta rằng chỉ khi mở rộng tầm nhìn và loại bỏ các định kiến thì chúng ta mới có thể giải phóng những hạn chế trong suy nghĩ đồng thời hiểu cũng như chấp nhận các nguyên lý cao siêu hơn.

Theo VKN