Phố Phúc Kiến

Phố Phúc Kiến
Sách Đại Nam thống nhất chí ( thế kỷ 19) có chép phố Phúc Kiến bán đồng; sách Chuyến đi chơi Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký năm 1870 cũng nói đến phố đó bàn đồ đồng, đồ sắt.

(Ảnh: Thuy Bin)


PHỐ PHÚC KIẾN


1. Phố Phúc Kiến chính là phố Lãn Ông bây giờ. Gọi là phố Phúc Kiến vì đó là khu vực cư ngụ của Hoa kiều gốc Phúc Kiến. Ở đó có trụ sở Hội quán Phúc Kiến.


Sách Đại Nam thống nhất chí ( thế kỷ 19) có chép phố Phúc Kiến bán đồng; sách Chuyến đi chơi Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký năm 1870 cũng nói đến phố đó bàn đồ đồng, đồ sắt. Đồng bán ở đây là đồng thỏi ngày xưa người Tàu từ mỏ Tụ Long ở biên giới về, đồng còn thấy bán cả ở phố Hàng Ngang; phố Phúc Kiến ở gần chợ Đông Thành có khu thợ thủ công đồng sắt ở phía bên trái Cửa Đông. 


Phố Phúc Kiến cũng bán thuốc Bắc, cái đó dễ hiểu vì thuốc Bắc và người Hoa thường gắn liền với nhau.


Thời Pháp thuộc vẫn giữ tên "Rue des Phúc Kiến". Sau 1947 thì đổi tên thành phố Lãn Ông như bây giờ. Chắc bán thuốc nhiều nên gọi thế.


2. Văn phong hồi xưa giản dị, dễ hiểu. 


"Tôi có lời bá cáo" nghe rất thú vị. 

Thời nay ít dùng "hoang toàng". 

Nay dùng "gần một nghìn" chứ ít dùng "non một nghìn", chắc ngoài "non nửa" thì chẳng mấy khi.


Thị/thị ấy là một từ gần như mất tăm mất dạng, hay dùng "cô ta", "cô ấy", có khi là "con ấy", thậm chí là "nó". Dùng "thị" để chỉ chung về một phụ nữ nào đó như trước lại hay.


Các từ ghép, đa âm Hán Việt hay có gạch nối ngang nhỉ? Trách - nhiệm, bố - cáo, bưu - chính Tương - ký, Phúc - kiến...và viết hoa thì chỉ viết hoa chữ đầu, kể cả tên riêng. Quy định vậy thì khi viết, người viết sẽ phải biết từ mình viết nó là gì.


3. Họ Tên hồi trước, phần đệm viết thường kiểu Phạm thị Quế, Nguyễn văn Giốc chứ  không viết Hoa tất kiểu  Phạm Thị Quế, Nguyễn Văn Giốc như bây giờ.