Thái thú hay thái thủ?

Thái thú hay thái thủ?
Đọc mấy bài tiếng Hàn thấy có từ "태수", chữ Hán là 太守. Tra từ điển thấy ghi đại ý đó là một chức quan địa phương của Trung quốc xưa. Sau khi thống nhất, nhà thời Tần (秦) đã bỏ chế độ phong kiến

(Ảnh: Kim Anh)


Thái thú hay thái thủ? Phong kiến là gì?

----- 


Đọc mấy bài tiếng Hàn thấy có từ "태수", chữ Hán là 太守. Tra từ điển thấy ghi đại ý đó là một chức quan địa phương của Trung quốc xưa. Sau khi thống nhất, nhà thời Tần (秦) đã bỏ chế độ phong kiến (封建制, 봉건제, phong kiến chế) của nhà Chu (tức bỏ chế độ cai trị kiểu chia đất, phong hầu) và áp dụng chế độ cai trị quận huyện (郡縣制, 군현제, quận huyện chế). Triều đình trung ương bổ nhiệm 1 người làm trưởng của quận và chức vị đó gọi là 太守. Hình thức này khá giống với Việt Nam, Triều Tiên và Trung quốc thời nay. 


1. Về cách gọi, chữ 守 bên Hán Việt có 2 âm là Thủ (nắm giữ, quản lý) và Thú (tuần tra giám sát). Nếu vậy, người đứng đầu 1 quận không phải là "Thái thú" như vẫn gọi, mà có lẽ phải gọi là "Thái thủ" mới hợp lý chứ nhỉ? Đây là ĐOÁN thế nhé, không phải khẳng định, kết luận gì.


Bên Bán đảo Triều Tiên, thời nhà Tân La (新羅, 신라) cũng gọi người đứng đầu một khu vực (고을) là 태수 (太守) (고을 ở đây có thể là 주(州, châu)ㆍ부(府, phủ)ㆍ군(郡, quận)ㆍ현(縣, huyện)).


2. Chú ý là đơn vị Quận (郡) khi đó tương đương 1 tỉnh bây giờ (Tần vương chia nước thành 36 quận để cai trị). Hiện nay, tại Việt Nam quận là 1 đơn vị của thành phố trực thuộc trung ương, còn tại Triều Tiên và Hàn Quốc thì quận (郡, 군) là một đơn vị cấp dưới của tỉnh (ngang huyện của VN). 


3. Trên có nhắc đến "phong kiến" (封建). Vậy "phong kiến"  nghĩa là gì? 


 "Phong" là ban cho, "Kiến" là tạo dựng, phong kiến chính là việc Thiên tử lập và quản lý đất nước bằng cách chia đất phong hầu (천자가 나라의 토지를 나누어 주고 제후를 봉하여 나라를 세우게 하던 일), mình là Thái tử xưng làm Đế, còn để chư hầu xưng Vương. 


* Người hiện đại hiện nay đang coi "phong kiến" là cái gì đó cũ kỹ, cổ hủ lạc hậu chứ nếu hiểu "phong kiến" theo đúng nghĩa thì chắc sẽ chẳng ai ví von thế. Cơ chế Đế - Vương, Thiên tử - Chư hầu của phong kiến là cơ chế tự trị, tự quản, có vẻ giông giống như kiểu Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ai-len bây giờ vậy. 


* Nói về tự trị, Hàn Quốc cũng chia quyền tự trị cho các tỉnh, không can thiệp, chỉ đạo trực tiếp, chỉ quản vĩ mô về chính sách và thuế má là chính. Mỗi quận, huyện của các tỉnh, thành phố cũng là tự trị nốt. Nhiều người không hiểu, cho rằng nếu nói với Tổng thống, Thủ tướng Hàn Quốc 1 câu thì họ có thể chỉ đạo xử lý được việc ở Seoul, ở tỉnh Gyeonggi, ở tp Busan, hay tỉnh đảo Jeju… Không hề. Không thể luôn. Tự trị mà. Cùng lắm thì Thị trưởng, Tỉnh trưởng tham khảo ý kiến Tổng thống, Thủ tướng mà thôi. 


4. Nhân nhắc đến Thị trưởng, Tỉnh trưởng của Hàn, nhiều bạn dịch chức danh Chủ tịch UBND Tỉnh của VN sang tiếng Hàn là 도지사 (Đạo chi sự, 道知事)/성장 (tỉnh trưởng, 省長) và Chủ tịch UBND Thành phố của VN là 시장 (Thị trưởng, 市長). 


Tỉnh trưởng, Thị trưởng là người được dân bầu trực tiếp, là một cá nhân lãnh đạo trực tiếp, có toàn quyền, trong khi Chủ tịch UBND của ta chỉ là Chủ tịch của cái UBND ấy chứ không phải của cái tỉnh, thành ấy. Lãnh đạo của tỉnh, thành ấy chính là UBND vậy. 


Vậy nên, cứ dịch đúng, nhất là tại văn bản, để bảo đảm đúng ý, nghĩa và cũng giúp để nước bạn hiểu hơn về bộ máy quyền lực và tổ chức hành chính của Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban nhân dân là 인민위원회 위원장. Của tỉnh thì thêm 성, thành phố thì thêm 시 hay gì đó (quận = Hàn; 구/Triều, 구역; huyện = 군; phường = 동; xã = 면; thị trấn/thị xã = 읍) vào trước đó là được.