- Sáng tác mới
Sau Tết, nhằm chiều mồng bảy, tôi vừa giong trâu từ ngoài đồng về tới lối rẽ về nhà đã thấy bố tôi đứng đợi sẵn ở bến nước ven sông. Bên cạnh người, cái cày và cái bừa vừa được đánh sáng loáng, xếp cạnh nhau trên một vạt cỏ xanh....
Thời kỳ Thơ Mới ra đời, tiếp thu những cái lạ từ trời Tây vốn rất lạ, người ta gọi Xuân Diệu là Ông Hoàng Thơ Mới. Thi sĩ đã giải phóng cái Tôi triệt để với tất cả những băn khoăn, rạo rực; những đau khổ buồn thương được bộc lộ không giấu giếm. Cơn địa chấn ấy qua đi… Sông Hồng, sông Cửu Long và cả......
Thời Chiến Quốc (475-221 TCN), Mạnh Thường Quân là người được trọng vọng nhất trong giới quan chức nước Tề. Ông là một người thân thiện gần gũi lại thành tâm đãi ngộ người tài đức, nên đã có rất nhiều hầu gia cùng thân tín lui tới nhà ông trong một thời gian rất dài. Một trong số đó là Phùng Huyên....
So với các bạn, các anh chị em trong lớp bồi dưỡng năng khiếu sáng tác văn học thiếu nhi, tôi và Trần Huyền Tâm có "duyên" đặc biệt với nhau, từ cái thuở cả hai cùng có mặt trong Đại hội học sinh giỏi của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cùng trong đoàn chủ tịch, cùng điều khiển chương......
Mấy hôm trước, lúc cả nhà ngồi quây quần uống trà sau bữa điểm tâm, ông tôi bảo tới mùng 8 tháng 8 này, bà nội vừa tròn 88 tuổi. Bố tôi vui vẻ nói đùa, nếu biết thêm giờ sinh nữa thì dãy số tính tuổi bà sẽ là bốn con số 8....
Năm 1985, tôi phơi phới yêu đời và đầy khao khát trong ngần của tuổi 20. Thi tốt nghiệp xong, thây Trân Chấn Quyên hiệu trưởng và thầy Tạ Sĩ Lục - Trưởng phòng tổ chức của trường CĐSP Sông Bé gọi tôi lên Văn phòng đế trả lời về việc tôi có đồng ý ở lại làm cán bộ giảng dạy ở trường không, vẫn biết......
Xuân đã về đầu ngõ nhưng chưa vội "Giơ tay bồng ông Phúc vào nhà" mà cứ vẩn vơ nhớ Tết. Năm nay mình đã có "ngũ ngũ" cái xuân xanh, kể từ khi đến tuổi biết nhớ (chứ không phải là tuổi biết yêu) thì cũng ngót nghét nửa thế kỷ được ăn Tết rồi. Tết nào cũng vui, cũng đáng nhớ. Giờ......
Ngẫm đi ngẫm lại, thấy cha ông ngày xưa nói thật đúng rằng, về tâm tính, con người dường như trẻ nít lại. Hình như qua bao bể dâu tang điền, chuyến tàu Sinh, Lão, Bệnh, Tử đang chậm dần đều để cho hành khách có thời gian suy ngẫm mà bước xuống sân ga vĩnh cửu của vòng quay ba vạn sáu ngàn ngày ngắn......
Tôi lớn lên, biết có quê cha. Tiếng Việt thực ra đã thổn thức trong ngực tôi nhiều năm, nhưng không bật ra được tròn vành, rõ tiếng. Những lần về Việt Nam tôi thường ở nhà chú. Ở đấy, em họ tôi, chú Bắc (một thầy giáo dạy phổ thông trung học) thường dẫn tôi đi chơi....
Vào những năm năm mươi, sáu mươi của thế kỷ trước, quà Tết thường rất giản dị, mộc mạc. Các món quà nghiêng về bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng, sự quan tâm đến nhau giữa người với người hơn là mang giá trị vật chất. Quà người bình dân dành làm quà biếu thường chỉ là những món quà theo đúng nghĩa......
Thầy tôi - là Cha tôi đó! Là “Bố”- như mọi người thường gọi bây giờ. Anh chị em tôi trong kí ức tuổi thơ của mình đã quen với những lời gọi “Thầy-Bu”. Có quê kiểng lắm không? Có lạc hậu, xưa cũ không? Với ai, thế nào, tôi không rõ, nhưng chúng tôi đã lớn lên, gắn bó với ngôn từ bình dị ấy quen rồi....
Một mùa xuân nữa lại sắp về. Những ngày cuối năm này, công việc bận mải hơn và lòng người cũng bồi hồi nao nức nhiều hơn. Với một người xa quê đã lâu như tôi, cứ mỗi độ cuối năm, lòng lại bâng khuâng nhớ quê, nhớ về ký ức xa xưa đầm ấm ngọt ngào bên cha mẹ, họ hàng thân thuộc dù khi ấy, cuộc sống......
Năm ấy, tôi học lớp 11, đầy gian khổ với những ngày tháng trọ học xa nhà, thiếu thốn tình yêu thương và cũng cả những bữa đói meo. Chặng đường từ trường cấp III Phước Long về nhà tôi hơn 30km, nhưng ngày ấy đường xá vô cùng khó đi. Phương tiện giao thông cũng ít nữa....
Đang là mùa xuân, một mùa xuân căng mọng tràn đầy sức thanh tân, bất ngờ nhận được tập tản văn của Trần Huyền Tâm “Tản mạn miền sương khói”, tôi lập tức bị cuốn hút bởi tò mò muốn biết Trần Huyền Tâm viết gì qua tập tản văn này....
Không ít lần trong đời, tôi đã phải trải qua những ngày đói quay đói quắt. Lẻ gạo, bắp ngô, củ khoai, củ sắn, nắm rau xanh, ngọn cỏ lành lúc ấy quý ngang vàng. Bữa đói, chúng vỗ về, dằn cái cồn cào trong dạ xuống. Khi no, chúng xoa dịu, làm cho nỗi nhớ đồng quê phần nào được nguôi ngoai....
Tôi đọc tập Tản văn “Tản mạn miền sương khói” của Trần Huyền Tâm vào những ngày đầu xuân, trong tâm trạng của một người vừa rời xa cái rét căm căm, mang theo bao nỗi nhung nhớ bâng khuâng về Hà Nội; mang theo những xao xuyến sắc hoa rực rỡ của triền bãi đá Sông Hồng về với phương Nam ngập tràn nắng......
Có những câu thơ đi suốt cả một đời người. Nó như một thứ gen (gene) văn chương, gen tư tưởng đồng hành với chúng ta. Nó như nhắc lại những kỉ niệm bắt cá giữa đường khi con sông quê đục ngầu nước lũ tràn qua mảnh ruộng, ao làng....
Thuở nhỏ, tôi mê đi hái tầm xuân. Bây giờ tìm tầm xuân không dễ. Còn nhớ ở miếu làng gần đình Cổ Nhuế có một bụi tầm xuân, tôi thử đến tìm. Tự trách mình trí nhớ lá khoai, thấy đường mở rộng, nhà cửa vài ba tầng mọc lên san sát, quên cả lối xưa, thở dài đi ngược về Chèm…...
Cảm cúm là bệnh hay gặp, đến mức người ta thường bảo nhau là “nhức đầu xổ mũi qua loa, vài ba ngày là khỏi”. Nói như vậy để ám chỉ rằng đây không phải là vấn đề y tế nan giải. Tuy nhiên gần đây, do cách hiểu sai về nguyên nhân dẫn đến cách chữa chạy sai đối với cảm cúm lại làm cho tình trạng cơ thể......
Hát ru là một hình thức hát dân ca độc đáo được cho rằng chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Lời hát ru được lấy chủ yếu từ thơ lục bát trong ca dao dân ca. Diễn xướng là tất cả mọi người ai có trẻ nhỏ trong nhà và có một tâm hồn thấm đẫm chất nhân văn....
Nếu kết quả này không như mong đợi, bạn hãy thử sử dụng công cụ tìm kiếm của Google dưới đây!