- Góc chia sẻ
Bệnh tả
Chủ nhật - 26/01/2025 09:28
BỆNH TẢ
(Dương Chính Chức)
Bệnh tả, hay còn gọi là hổ dịch (虎疫) là bệnh tiêu chảy, có tính truyền nhiễm khuẩn tả qua nước. Khi bị, bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy và mất nước, mất nước nặng có thể bị tử vong. Tả (瀉, đại tiện lỏng) mà có máu thì gọi là lỵ (痢, đại tiện ra máu), tả lỵ hay kiết lị. Tiếng Hàn gọi tiêu chảy là 설사, chính là 泄瀉 (tiết tả).
Khuẩn tả có thể có trong nước dùng để ăn uống nên sẽ dễ lây nếu uống nước đó, hay ăn thuỷ hải sản không nấu chín. Nấu ăn mà tay bẩn cũng dễ bị. Bệnh nhân tả thường nôn và tiêu chảy nên gọi là thổ (nôn) tả (tiêu chảy) và khuẩn trong dịch nôn, phân sẽ bám vào người qua nhiều đường. Với người khoẻ, để tạo thành bệnh thì thường phải có khoảng 100 triệu đến 10 tỷ khuẩn tả nhưng những người ruột yếu, dạ dày có ít hoặc không có toan, hay người bị cắt dạ dày thì chỉ một số ít khuẩn tả cũng có thể thành bệnh.
Bệnh xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ, lan mạnh ở châu Phi và cũng từng là đại dịch ở nhiều nơi. Nghe nói bệnh này xuất hiện lần đầu ở bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản năm 1821 (Tân Tỵ), khi đó bệnh này cũng bị gọi là bệnh lạ (괴질, 怪疾, quái tật).
Có nhiều cách chữa, nhưng an toàn nhất là hỏi bác sĩ, không nên tự chữa.