- Góc chia sẻ
Yêu và ghét…
Thứ sáu - 10/11/2023 15:28
(Ảnh: Đỗ Ngọc)
YÊU VÀ GHÉT
Yêu và ghét…
Mọi sinh mạng đều quý giá, nên đừng chỉ vì thấy ghét mà dùng bạo lực, khiến họ đau khổ, cũng đừng vì yêu thích mà quá bám víu, rồi cố để sở hữu họ.
Với người ta yêu thì ta luôn dành cho họ niềm yêu nỗi nhớ, với người ta ghét thì ta dành cho họ sự chán ghét, oán hờn. Ta hãy nên hãy buông cả Yêu, Ghét, hãy một mình tinh tấn như Tê ngưu một sừng¹.
Không có gì cần phải quá yêu và quá ghét. Yêu quá cũng khổ, ghét quá cũng khổ.
Thế nên nói rằng thực tế mọi đau khổ ta đang biết và trải nghiệm đều đến từ hai tâm thái phân biệt là Yêu và Ghét cũng không phải là ngoa ngôn.
Đau khổ của già nua đến từ sự ham trẻ trung, đau khổ của bệnh tật đến từ sự mong cầu sức khoẻ, và sự sợ chết đến từ sự yêu cuộc sống, tức từ sự ham sống mà ra, đau khổ ái tình đến từ sự yêu thích con người, đau khổ của nghèo hèn đến từ truy cầu sự sung túc, tóm lại, mọi đau khổ đều từ Yêu-Ghét mà ra.
Chỉ cần bỏ tâm Yêu - Ghét thì đau khổ cũng mất, tâm ta lại lắng tịnh an hoà. Nói vậy không có ý khuyên bảo rằng đừng yêu, đừng ghét, cứ sống vô cảm như gỗ đá.
Mà ý rằng yêu đi nhưng đừng lụy, cứ ghét nhưng đừng chấp niệm.
Yêu, hay ghét, nếu tâm ấy mà cứ ở trạng thái vậy thì lúc đó sẽ sinh tâm phân biệt, đau khổ sẽ xuất hiện.
Tình yêu đến thì cứ yêu, ghét bỏ đến thì cứ ghét bỏ, nhưng đừng cố chấp giữ mãi tâm ấy.
Cứ để Tâm theo nhân duyên, hành theo nhân duyên, và buông bỏ chấp niệm.
Đó chính là cuộc sống an thuận của người tu hành thuận theo nhân duyên, buông bỏ chấp niệm.
Buông bỏ tâm yêu, ghét, hãy một mình tinh tấn như Tê ngưu một sừng!
(Sư Pháp Đính)²
—---------
¹ Tê ngưu một sừng là câu chuyện trong Kinh Tập (Sutta Nipata), trong đó có đoạn:
"Do thân cận giao thiệp
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng".
"Như nai trong núi rừng
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Để tìm kiếm thức ăn,
Như các bậc hiền trí
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng."
² Sư Pháp Đính (1932-2010) là một cao tăng Hàn Quốc, cũng là tác giả nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng, là một trong các tăng lữ đề cao thuyết Vô sở hữu (무소유).
Dương Chính Chức dịch từ bản tiếng Hàn
사랑하고 미워하고...
미워한다고 소중한 생명에 대하여 폭력을 쓰거나 괴롭히지 말며, 좋아한다고 너무 집착하여 곁에 두고자 애쓰지 말라.
사랑하는 사람에게는 사랑과 그리움이 생기고 미워하는 사람에게는 증오와 원망이 생기나니 사랑과 미움을 다 놓아버리고 무소의 뿔처럼 혼자서 가라¹.
너무 좋아할 것도 너무 싫어할 것도 없다. 너무 좋아해도 괴롭고, 너무 미워해도 괴롭다.
사실 우리가 알고 있고, 겪고 있는 모든 괴로움은 좋아하고 싫어하는 이 두 가지 분별에서 온다고 해도 과언이 아니다.
늙는 괴로움도 젊음을 좋아하는 데서 오고, 병의 괴로움도 건강을 좋아하는 데서 오며, 죽음 또한 삶을 좋아함, 즉 살고자 하는 집착에서 오고, 사랑의 아픔도 사람을 좋아하는 데서 오고, 가난의 괴로움도 부유함을 좋아하는 데서 오고, 이렇듯 모든 괴로움은 좋고 싫은 두 가지 분별로 인해 온다.
좋고 싫은 것만 없다면 괴로울 것도 없고 마음은 고요한 평화에 이른다. 그렇다고 사랑하지도 말고, 미워하지도 말고 그냥 돌처럼 무감각하게 살라는 말이 아니다.
사랑을 하되 집착이 없어야 하고, 미워하더라도 거기에 오래 머물러서는 안 된다는 말이다.
사랑이든 미움이든 마음이 그곳에 딱 머물러 집착하게 되면 그때부터 분별의 괴로움은 시작된다.
사랑이 오면 사랑을 하고, 미움이 오면 미워하되 머무는 바 없이 해야 한다.
인연 따라 마음을 일으키고, 인연 따라 받아들여야 하겠지만 집착만은 놓아야 한다.
이것이 인연은 받아들이고 집착은 놓는 수행자의 걸림 없는 삶이다.
사랑도 미움도 놓아버리고 무소의 뿔처럼 혼자서 가는 수행자의 길이다
– 법정 스님 (Sư Pháp Đính)²