Ngựa nước Hồ ngóng gió bắc

Ngựa nước Hồ ngóng gió bắc
Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 호마의북풍 - 胡馬依北風 - Hồ mã y bắc phong). Ở đây, Hồ - nước Hồ, mã - ngựa, y - dựa vào, bắc - phía bắc, phong - gió. Ý câu này là ngựa nước Hồ (胡) ngóng gió bắc. Đây là câu chuyện nói về con ngựa của nước Hồ, mỗi lần gió ở phương bắc (nước Hồ) thổi đến là nó lại nhớ quê mà hý da diết.

 


Thành ngữ tiếng Hàn, Hán: 호마의북풍 - 胡馬依北風 - Hồ mã y bắc phong). Ở đây, Hồ - nước Hồ, mã - ngựa, y - dựa vào, bắc - phía bắc, phong - gió.


Ý câu này là ngựa nước Hồ (胡) ngóng gió bắc. Đây là câu chuyện nói về con ngựa của nước Hồ, mỗi lần gió ở phương bắc (nước Hồ) thổi đến là nó lại nhớ quê mà hý da diết.


Ý thơ này là một vế của "Hồ mã Việt điểu", với nguyên đoạn là:

道路阻且長,

會面安可知?

胡馬依北風,

越鳥巢南枝。


"도로조차장

회이안가지

호마의북풍

월조소남지"


"Đạo lộ trở thả trường

Hội diện an khả tri?

Hồ mã y Bắc phong 

Việt điểu sào Nam chi"


(Đường lại xa muôn nẻo

Tái ngộ biết khi nào?

Ngựa Hồ mong gió bắc

Chim Việt đậu cành nam


길은 험하고 또한 멀진대 

만날 날을 어찌 알 수 있으리오.

북쪽 오랑캐 말은 북풍에 의지하고 

남쪽 월나라 새는 남쪽 가지에 깃든다는데) 


Đoạn này được trích từ 1 bài "hành hành trùng hành hành" (행행중행행-行行重行行) trong "Cổ thi thập cửu thủ" (고시십구수 - 古詩十九首), tức 19 bài thơ cổ, đã được lưu trong Chiêu minh văn tuyển. (Có nơi trích là "hồ mã tê bắc phong", nhưng do nguyên gốc của câu trong tiếng Triều/Hàn là "y" nên xin dùng là "y".


Cái gì đã gắn bó từ lọt lòng, ắt nó ngấm sâu vào máu thịt, có linh ứng tương giao. Người xa quê, chỉ vô tình thấy thoáng một chút quen thuộc cũng đủ làm ruột gan cồn cào nhung nhớ...


Mã, điểu còn thế, huống chi…


Dương Chính Chức