- Tản Văn
Đôi điều về cây
Thứ năm - 16/06/2022 18:39
(Ảnh: Trần Bảo Toàn)
ĐÔI ĐIỀU VỀ CÂY
1. Muốn trở thành đại thụ, đừng nhìn vào thấp bé của cỏ mà so bì, tốc độ sinh trưởng của cỏ mà so với cây, thì đương nhiên ai cũng thấy được cỏ tăng trưởng rất nhanh chóng, nên chỉ sau vài năm, cỏ thay đổi mấy lần, còn cây vẫn như cũ, vẫn là cây. Vì thế, trên thế giới này chỉ có cổ thụ, đại thụ, chứ tuyệt nhiên không có cổ thảo hay đại thảo.
Làm người, làm việc, trọng yếu không phải là tốc độ nhất thời, mà là lực phát triển bền bỉ.
2. Không nhìn ra phần “có một không hai” chân chính. Lúc đầu tiên nhìn cây, người ta chỉ chú ý tạo hình tán cây có đẹp mắt không, về sau bắt đầu chú ý thân cây, rồi đến rễ cây, bởi vì chỉ có rễ mới là “có một không hai“, là nguồn gốc của sự phát triển.
Một công ty tầm cỡ, thường bị bắt chước, nhưng không ai dễ mà vượt qua được, bởi vì người bắt chước cũng chỉ nhìn được sản phẩm, dịch vụ, thậm chí kỹ thuật của nó, nhưng không nhìn thấy được giá trị quan về văn hóa, vốn là điều trở thành cái gốc phát triển một công ty.
3. Cùng hướng về một phương để đón ánh Mặt trời và sinh trưởng.
Cành lá sinh trưởng trên một thân cây là có phương hướng cả, tất cả đều hướng đến ánh Mặt trời, không ngừng phát triển.
Vô luận là công ty lớn hay một tổ chức nhỏ, mọi nguồn lực đều phải hướng về một nơi thì mới phát huy hiệu quả tốt nhất.
4. Tôn trọng thiên tính của mỗi cái cây.
Bậc thầy làm vườn sáng suốt, không phải là có thể tùy tiện hô biến bất kỳ cái cây nào thành hình dạng mà mình mong muốn, mà chính là tôn trọng thiên tính của từng cái cây, làm cho cành lá có thể phát huy thích hợp nhất. Mỗi cây đều có lực lượng nội sinh của chính mình, đầu cành vừa kịp dài ra đã bị cắt đứt, thật giống như: “Làm cho một người có khát vọng phát huy vừa mới mở miệng đã phải ngậm câm lại”, điều này sẽ khiến nó sẽ không biết làm thế nào.
Con người, có đại tài, cũng có tiểu tài. Trách nhiệm của người quản lý là cung cấp cho mọi người không gian phát huy và vị trí thích hợp nhất, để họ có thể phát huy năng lực lớn nhất.
5. Cành lá không giao nhau, có không gian riêng
Không để áp đặt sở thích mình vào việc tu bổ cành lá, điều này cũng không có nghĩa là không tu bổ cành lá, ngược lại, người chăm cây phải có hai nguyên tắc:
Thứ nhất, không giao nhau. Cây và người đồng dạng, thân cành giao nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn, không thoải mái, do đó ảnh hưởng đến phát triển.
Thứ hai, có không gian. Cây muốn lớn lên hợp lý, phải có mỹ cảm, nhất định phải lưu cho nó một không gian phát triển đầy đủ.
Theo THN