- Trang văn
Tìm hiểu thành ngữ: Hoán cốt đoạt thai
Chủ nhật - 17/11/2019 08:56
Hoán cốt đoạt thai là câu thành ngữ của người Triều/Hàn, Trung Quốc (환골탈태 - 換骨奪胎). Ở đây, hoán - đổi thay, cốt - xương, đoạt - cướp, thai - thai.
Nghĩa đen câu này là thay xương, cướp thai.
Hoán cốt vốn là 1 khái niệm của Đạo giáo, nói về việc một người phàm khổ luyện thành tiên. Về cơ bản, ý của "hoán cốt" là tích cực, chỉ hiện tượng chuyển biến theo hướng cải thiện.
Đoạt thai là cướp đi cái thai. Thai là cái ban đầu mang tính bản chất của cơ thể người. Đoạt thai là ám chỉ việc đoạt đi cái bản chất, linh hồn của một sự vật nào đấy. "Đoạt thai" không mang nghĩa tích cực vì nó dính đến cướp bóc.
Đại đa số mọi người nhầm câu này với "thoát thai hoán cốt" (脫胎換骨 - 탈태환골), kể cả người Triều/Hàn chữ "thoát" (脫-rời khỏi, cởi bỏ) và "đoạt" (奪-cướp) phát âm, được viết như nhau, đều là "탈" (t'al) khi viết bằng Hangul. Người ta cũng nhầm luôn cả nghĩa, hàm ý câu. Không rõ người Trung Hoa có bị nhầm không.
Câu "hoán cốt đoạt thai" vốn là ám chỉ hành vi ăn cắp ý tưởng, tri thức của người khác về, chỉnh sửa đi làm như là của mình, còn câu "thoát thai hoán cốt" lại mang nghĩa tích cực với hàm ý cởi bỏ, thoát khỏi cái cũ, trở thành cái tốt đẹp hơn, kiểu thoát thai hoán cốt thành tiên (脫胎換骨成仙 - 탈태환골성선) vậy. Về cơ bản, mọi người đều sai khi cho rằng cả hai câu trên đều mang ý tích cực kiểu "thay da đổi thịt".