• dau-title
  • Văn học dân gian
  • cuoi-title

Giáp Thìn 2024

Thứ năm - 22/02/2024 14:41




GIÁP THÌN 2024

(Dương Chính Chức)


1. Giáp Thìn là Thanh Long, tức rồng xanh. Thìn là ngôi của rồng rồi nên dễ hiểu. Giáp là dương mộc, sắc xanh, vậy nên gọi là Thanh Long (靑龍)), cũng còn gọi là Thương Long (蒼龍). Cũng phải nhắc lại rằng tên của 12 chi không phải tên của 12 con vật, mà là tên ngôi vị của 12 con vật, kiểu ngôi của Chuột gọi Tý, ngôi của Rồng gọi Thìn, ngôi của Thỏ/Mèo gọi Mão, ngôi của Lợn gọi Hợi vậy. Tại sao tên ngôi lại gọi vậy thì phải đi hỏi Ngọc Đế chứ mình không biết.

2. Viết về Thanh Long thì có nhiều, nhưng hôm nay, nhân ngày cuối năm, xin giới thiệu 1 đoạn mà Wiki tiếng Hàn viết về Thanh Long như sau.

청룡(靑龍)은 사신(四神)의 하나로 알려진 용의 일종이다. 모습은 일반 용과 다를 것이 하나도 없지만, 이름 그대로 몸이 푸른색을 띠고 있다.

Thanh Long (靑龍) là một loại rồng, là một trong 4 vị thần. Hình dáng y hệt các loài rồng khác, trừ thân có màu xanh như tên gọi.

고대의 항아리 등에 그려진 청룡은 머리만 흰색이나 황색인 경우도 있다.

Hình Thanh Long được hay được vẽ lên các loại bình lớn thời xưa, đôi khi có đầu màu trắng hoặc vàng.

오행 사상에서 청색은 생명의 시작을 알리는 동쪽을 상징하기 때문에, 청룡은 '동방을 수호하는 신성한 용'으로 여겨지며, 오행 중 나무(木)의 속성을 지니고 있고, 봄에 나타난다고 여겨졌다. 또한 바람을 다스린다고도 한다.

Trong ngũ hành tứ tượng thì màu xanh là tượng trưng cho cửa phía Đông (Đông Môn), nơi khởi nguồn sự sống, bởi vậy nên Thanh Long còn được coi là "Rồng thần bảo hộ phương Đông", trong ngũ hành thì thuộc Mộc, xuất sinh vào mùa Xuân. Thanh Long còn là thần quản gió.

한국에서는 다른 사신들과 더불어 고구려와 고려의 고분 벽화에 그려져 있다. 또한 조선 시대 궁궐의 동쪽 문 천장에도 그려졌다. 예시로 현재 조선 경복궁 건춘문 천장에도 청룡(靑龍)이 있다.

Tại Hàn Quốc, thời Cao Cú Lệ và Cao Ly, cũng như các sứ giả u minh khác, Thanh Long được vẽ lên tường các ngôi mộ. Hoặc thời nhà Triêu Tiên, Thanh Long cũng được vẽ trên trần nhà của Đông của Hoàng cung. Hiện trên trần Càn Xuân Môn của Cung Cảnh Phúc cũng có hình Thanh Long.

도교에서 청룡을 인격신화한 이름은 동해청룡왕오광(東海青龍王敖廣)이다.

Trong Đạo Giáo, Thanh Long được nhân cách hoá với tên gọi là Đông Hải Thanh Long Vương Ngao Quảng.

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.