- Văn học dân gian
Nếm mật nằm gai
Thứ sáu - 05/03/2021 21:31
Ảnh: Trần Bảo Toàn
Câu thành ngữ “Nếm mật nằm gai” ai ai cũng biết, ý nói là ngủ chiếu cỏ, nếm mật đắng, mấy chục năm ngày nào cũng như thế này. Đó là nói về Việt Vương Câu Tiễn sau khi chiến bại, trong suốt mấy chục năm, ngày nào ông cũng kiên trì nếm mật đắng trước mỗi bữa cơm. Chữ Nhẫn ở đây là một loại kiên trì, là một loại trách nhiệm.
Năm 498 TCN, Ngô Vương Hạp Lư dẫn quân tấn công nước Việt, nhưng bị nước Việt đánh bại, Hạp Lư bị trọng thương và tử vong. Hai năm sau, con trai của Hạp Lư là Phù Sai dẫn quân đánh bại nước Việt, Việt Vương Câu Tiễn bị áp giải đến nước Ngô để hầu hạ Ngô Vương.
Một ngày nọ, Ngô Vương bị bệnh, Câu Tiễn chủ động đích thân nếm phân của Ngô Vương, nét mặt lộ ra niềm vui chúc mừng Ngô Vương Phù Sai rằng: “Từ màu sắc và mùi vị của phân có thể phán đoán ra được rằng thân thể Đại Vương không có vấn đề gì, có thể yên tâm điều trị”.
Ba năm sau, Ngô Vương Phù Sai cho Việt Vương Câu Tiễn trở về nước Việt. Sau khi trở về nước, Câu Tiễn vẫn sống cuộc sống khổ cực như thời còn ở nước Ngô, thậm chí càng cần kiệm hơn nữa, yêu thương bách tính, vỗ về bá quan, huấn luyện binh sĩ.
Câu Tiễn treo túi mật đắng ở bên chỗ ngồi, lúc ngồi hoặc lúc nằm đều chăm chú nhìn túi mật đắng, khi ăn cơm đều trước tiên nếm mật đắng.
Sau khi Việt Vương Câu Tiễn mưu tính hoạch định 22 năm, cuối cùng đã bình định được nước Ngô, và được tôn làm bá chủ, đồng thời đem những vùng đất mà nước Ngô đã chiếm được trả lại cho các nước Sở, Tống, Lỗ…
Cổ kim Đông Tây, những người thành tựu đại nghiệp đều có ý chí vượt trên người thường, có tín niệm vững vàng như bàn thạch.
Theo THN