- Văn học dân gian

Tứ diện Sở ca
Tứ diện Sở ca (tiếng Hàn: 사면초가 tiếng Hán: (四面楚歌) Tứ - bốn, diện - mặt, Sở - nước Sở, ca - hát Tứ diện Sở ca có nghĩa là nghe thấy bốn phía có tiếng hát của nước Sở.


Tên gọi các thể loại truyện giữa tiếng Việt và Tiên Hàn.
Thần thoại, chữ Hán viết là 神話, là những câu chuyện của, hoặc về các vị thần tiên, không phải về người phàm. Tiếng Tiên, Hàn giống ta, gọi là 신화, chữ Hán cũng là 神話, tức thần thoại.


Thủy chí thanh tắc vô ngư nhân chí sát tắc vô đồ
Thủy chí thanh tắc vô ngư nhân chí sát tắc vô đồ (tiếng Hàn: 수지청즉무어 인지찰즉무도 - tiếng Hán: 水至淸則無魚 人至察則無徒). Ở đây, thủy - nước, chí - tận, thanh - trong, tắc - ắt sẽ, vô - không, nhân - người, sát - kỹ lưỡng, đồ - học trò, người theo;


Quá do bất cập
Quá do bất cập (Tiếng Hàn: 과유불급 Tiếng Hán: 過猶不及), ở đây quá - vượt mức (thái quá), do - đâm ra, lại là, bất - không, cập - đạt tới. Đây là câu mà Khổng Tử (공자 - 孔子) nói với Tử Cống (자공- 子貢) khi giảng về "trung dung".


Nếm mật nằm gai
Ngọa tân thường đảm (tiếng Hàn: 와신상담 ; tiếng Hán: 臥薪嘗膽 ), trong đó ngọa - nằm, tân - củi, thường - nếm trải, đảm - mật. Tất nhiên, câu này đích thị là "nằm gai nếm mật" của Việt Nam rồi. Xem ra cách nói người Việt kinh khủng hơn người Triều/Hàn và người Trung khi nằm hẳn trên gai chứ không trên củi.


Văn hóa thần truyền
Cả một nền văn hóa Việt Nam 4000 năm lịch sử hoặc xa hơn là văn hóa 5000 năm của vùng đất Thần Châu Hoa Hạ Trung Hoa đều rất tin vào Thần, vào Phật, vào Tiên... Tách nền tảng chung của Văn Hóa Thần Truyền ở vùng Đông Á ấy thành những đặc sản của từng dân tộc e rằng nhiều lúc chúng ta sẽ bỏ đi những giá trị quý báu.


Cấp nạn chi bằng
Cấp nạn chi bằng (tiếng Hàn: 급난지붕 tiếng Hán: 急難之朋 ). Ở đây: Cấp - Gấp, Nạn - Khó khăn, Chi - Của, Bằng - Bạn. Nghĩa đen là Bạn lúc khó khăn, nguy cấp.
