- Văn học dân gian
Tết Đoan Ngọ
Thứ hai - 14/06/2021 19:55
Tết Đoan Ngọ
Hôm nay là tiết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng Ngọ của Âm lịch. Đoan là khởi đầu. Còn Ngọ có 2 thuyết, một là tháng 5 Âm lịch có tên là Ngọ nên gọi là Ngọ, hai là Ngọ biến âm từ Ngũ, tức chỉ ngày mồng 5 Âm lịch (tức Sơ Ngũ).
Lý học phương Đông diễn giải rằng lẻ là dương, chẵn là âm. Như xem trong tứ trụ, số trụ là lẻ càng nhiều thì dương khí càng thịnh. Ngoài ra, tứ trụ lẻ mà dị chất (khác số 1/3, 3/5, 9/7) thì dương khí mạnh cấp số cộng, nếu đồng chất (cùng số) thì dương khí tăng cấp số nhân (kiểu 1/1, 3/3, 5/5, 7/7, 9/9, 11/Một). Trong những ngày lẻ đồng chất thì 5/5 là ngày duy nhất có dương khí cộng hưởng với Hạ Chí nên Dương khí mạnh nhất bởi trong Hậu thiên bát quái, Hạ chí thuộc về Quẻ Ly Hỏa, dương khí trong trời đất, trong vạn vật cực thịnh.
Ở Việt Nam, ngày này là ngày diệt sâu bọ. Do dương khí mạnh, sâu bọ nảy nở, bệnh dịch tràn lan, cần phải diệt, vậy nên, nói Đoan Ngọ là dịp diệt sâu bọ là vậy. Ăn rượu nếp vào, độc trùng trong ruột say ngả nghiêng, rồi nhằm cửa Tử mà ra, chết la liệt.
Ở Trung Quốc, ngày này là ngày giỗ của Khuất Nguyên khi ông gieo mình xuống sông Mịch La để minh chứng sự trong sạch.
Ở Bán đảo Triều Tiên, đây là ngày của Thần linh nên vua quan xưa hay làm lễ tế bằng các sản vật tinh túy. Hàn Quốc nhanh chân hơn Trung Quốc là đã đăng ký và được Liên hợp quốc công nhân Đoan Ngọ là "di sản văn hoá phi vật thể" vào năm 2005.
Dương Chính Chức