- ANH VŨ
Hạc Vàng bay đi, mây trắng ngàn năm còn ở lại
Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang và là một trong “Tứ đại danh lâu” của Trung Hoa. Ngôi lầu nằm bên bờ sông Dương Tử và nhìn ra thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. Biết bao thi nhân, có cả Thôi Hiệu và Lý Bạch, đã từng viết nên những áng thơ nổi tiếng về ngôi lầu này. Truyền thuyết kể rằng Hoàng Hạc Lâu được xây dựng để tỏ lòng tôn kính với một vị Đạo tiên.
Về bài thơ "Phong kiều dạ bạc"
Tôi chưa một lần đến được Hoàng Hạc Lâu, Hàn San tự, hay các địa danh nổi tiếng của đất nước Trung Hoa có 5000 năm văn hiến với bao nhiêu những giá trị mà đến nay vẫn làm hậu thế kinh ngạc … Nhiều lúc, nhìn qua các tranh ảnh ở trên mạng, nhìn những địa danh mà mình muốn tới, cảm giác cứ như là đang nhìn hàng giả. Bởi nó khác xa với những gì mà tôi tưởng tượng.
Tháng Ba này
Giêng hơn hớn, gió xuân se rắc bụi. Phùn bay bay, Thâm thấm áo thơm thơm... Ánh mắt biếc, Khiến tháng Giêng không tuổi. Lành lạnh nồng, Phơn phớt má ai non?
Trang Chu mộng
Trong phần "Tề vật luận" có bài cuối cùng thường được người sau gọi là "Mộng hồ điệp", hay "Trang Chu mộng hồ điệp" là một đoạn văn nổi tiếng kim cổ. Câu "Không biết Chu chiêm bao là bướm hay bướm chiêm bao là Chu" rất thú vị, với lẽ "Bướm chiêm bao là Chu" thì cả cuộc đời phức tạp chỉ nằm trong một giấc mơ của con bướm mà thôi...
Bất chợt về quê
86 tuổi, trong vinh - nhục, được - mất cõi Người chốn triều đình, Hạ Tri Chương có được những giây phút tĩnh lặng dành cho riêng mình. Hỉ, nộ, ái, ố cùng danh, lợi, tình khiến người ta quay cuồng mà chẳng biết. Đến khi bạc phơ mái tóc, lờ đờ hai tròng mắt, răng cứng đã rụng, lưỡi mềm vẫn còn, thì mới thấm thía trò chơi sấp ngửa thế gian đã tới lúc tàn.
Tản mạn một niềm thương
Có lẽ khi viết những dòng thơ trữ tình xót xa mang sắc điệu trào phúng rất riêng của phong vị Tú Xương, nhà thơ bên dòng sông Vị không hề nghĩ đến việc đặt tên. Thế nhưng, người đời sau bằng cảm nhận dân dã đã dùng hai tiếng "Thương vợ" không chê vào đâu được đặt tên, chuyển tải tác phẩm vào trong tâm thức mọi độc giả qua nhiều thế hệ.
Quan tư đồ Trần Nguyên Đán (Phần IV)
Theo dấu chân của bậc thầy, và hẳn cũng trải qua rất nhiều công phu tĩnh tọa, lão Đạo Gia họ Trần mới truyền lại được chiêm nghiệm về sống và chết qua bài thơ. Có lẽ ảnh hưởng của chữ Chân là chữ quan trọng nhất trong Đạo Gia, cho nên, cụ Trần có rất nhiều bài thơ với tựa đề dài, cụ thể. Bản thân nó như là một trang nhật ký vắn tắt. Ta dễ liên tưởng tới Thi Tiên theo Đạo Gia Lý Bạch.