• dau-title
  • Văn học dân gian
  • cuoi-title

Câu thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng

Thứ ba - 02/02/2021 15:50


(Ảnh: Hà Kim Nga)


Một ngày, chú ếch sống trong chiếc giếng cạn đã lên giọng nói với chú rùa sống ngoài Biển Đông.


“Cuộc sống dưới giếng của tôi thực sự là vui! Khi muốn ra ngoài, tôi chỉ cần leo lên thành giếng. Rồi khi trở lại, tôi nghỉ ngơi tại khe nứt trong giếng. “Lúc bơi lội, nước ngập đến nách nhưng đầu tôi nổi lên trên. Tôi nhúng chân vào đám bùn mềm mại và chơi đùa với nó.


Hãy nhìn những chú sò, cua và cá xung quanh cũng đang hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc như tôi. Không những thế chiếc giếng này là lãnh thổ của tôi, chỉ phục vụ cho riêng tôi. Thật là một cuộc sống tuyệt vời. Sao anh không thử vào đây trải nghiệm điều tuyệt vời ấy nhỉ?”


Nhận lời mời của chú ếch, chú rùa chuẩn bị vào chiếc giếng. Nhưng trước khi chú rùa có thể di chuyển được chân trái thì chân phải của chú đã bị mắc vào thành giếng. Chú không vào bên trong giếng nữa và bắt đầu kể cho chú ếch nghe về biển cả.


Biển bao lớn? Có dùng cả ngàn dặm cũng không thể mô tả được sự bao la của biển, cả ngàn feet cũng không mô tả được độ sâu của biển cả.


“Vào thời gian trị vì của vua Đại Vũ triều nhà Hạ, trong vòng 10 năm thì có 9 năm lũ lụt nhưng mực nước biển không hề dâng cao.


Vào thời gian trị vì của vua Thành Thang triều nhà Thương, trong vòng 8 năm thì có 7 năm bị hạn hán nhưng nước biển không bị cạn khô.


Không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay sự lên xuống của thuỷ triều, đó là điều tuyệt vời khi sống ở Biển Đông”.


Nghe những điều tuyệt vời về biển cả, chú ếch đã chấn động. Chú bắt đầu cảm nhận được sự hạn hẹp của cuộc sống trong chiếc giếng nhỏ bé.


Mở Mang Tầm Mắt


Đây là câu chuyện về câu ngụ ngôn của Trung Quốc “Ếch ngồi đáy giếng”, ám chỉ người có suy nghĩ hẹp hòi hoặc kiến thức nông cạn.


Câu chuyện bắt nguồn từ một đoạn trong một chương có tên “Thu Thuỷ” (làn nước mùa thu) trong cuốn sách Trang Tử.


Trong đoạn văn, Bắc Hải Long Vương đã liên tưởng tới chú ếch ngồi đáy giếng khi nói chuyện với Hà Bá, thần sông Hoàng Hà, vị thần này nghĩ rằng chẳng gì có thể sánh được với con sông mà thần đang ngự cho đến khi ngài nhìn thấy sự bao la của biển cả.


Bắc Hải Long Vương nói: “Không thể nào nói chuyện về biển cả với một con ếch ngồi đáy giếng, bởi sự hạn chế của môi trường sống.


Không thể nào giải thích được về băng tuyết cho những chú côn trùng mùa hè hiểu, những loài mà chỉ biết về điều kiện thời tiết trong mùa của mình.


Tương tự không thể nào có thể giảng về ĐẠO cho những người có tầm nhìn hạn hẹp, những người luôn hạn chế bản thân bởi những gì họ được học.


Hôm nay, vì được thấy biển cả vĩ đại nên ông mới có thể nhận ra sự kém hiểu biết của mình nên ta nghĩ rằng có thể đàm luận với ông về những nguyên lý cao thâm”.


Môi trường sống hạn chế suy nghĩ và trình độ của con người, đồng thời sự tự mãn và kiêu ngạo là kết quả của suy nghĩ hẹp hỏi và thiếu hiểu biết.


Câu chuyện này khuyên con người ta rằng chỉ khi mở rộng tầm nhìn và loại bỏ các định kiến thì chúng ta mới có thể giải phóng những hạn chế trong suy nghĩ đồng thời hiểu cũng như chấp nhận các nguyên lý cao siêu hơn.


Theo VKN

 

Từ khóa: Câu thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng Một ngày, chú ếch sống trong chiếc giếng cạn đã lên giọng nói với chú rùa sống ngoài Biển Đông. “Cuộc sống dưới giếng của tôi thực sự là vui! Khi muốn ra ngoài, tôi chỉ cần leo lên thành giếng. Rồi khi trở lại, tôi nghỉ ngơi tại khe nứt trong giếng. “Lúc bơi lội, nước ngập đến nách nhưng đầu tôi nổi lên trên. Tôi nhúng chân vào đám bùn mềm mại và chơi đùa với nó. Hãy nhìn những chú sò, cua và cá xung quanh cũng đang hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc như tôi. Không những thế chiếc giếng này là lãnh thổ của tôi, chỉ phục vụ cho riêng tôi. Thật là một cuộc sống tuyệt vời. Sao anh không thử vào đây trải nghiệm điều tuyệt vời ấy nhỉ?” Nhận lời mời của chú ếch, chú rùa chuẩn bị vào chiếc giếng. Nhưng trước khi chú rùa có thể di chuyển được chân trái thì chân phải của chú đã bị mắc vào thành giếng. Chú không vào bên trong giếng nữa và bắt đầu kể cho chú ếch nghe về biển cả. Biển bao lớn? Có dùng cả ngàn dặm cũng không thể mô tả được sự bao la của biển, cả ngàn feet cũng không mô tả được độ sâu của biển cả. “Vào thời gian trị vì của vua Đại Vũ triều nhà Hạ, trong vòng 10 năm thì có 9 năm lũ lụt nhưng mực nước biển không hề dâng cao. Vào thời gian trị vì của vua Thành Thang triều nhà Thương, trong vòng 8 năm thì có 7 năm bị hạn hán nhưng nước biển không bị cạn khô. Không bị ảnh hưởng bởi thời gian hay sự lên xuống của thuỷ triều, đó là điều tuyệt vời khi sống ở Biển Đông”. Nghe những điều tuyệt vời về biển cả, chú ếch đã chấn động. Chú bắt đầu cảm nhận được sự hạn hẹp của cuộc sống trong chiếc giếng nhỏ bé. Mở Mang Tầm Mắt Đây là câu chuyện về câu ngụ ngôn của Trung Quốc “Ếch ngồi đáy giếng”, ám chỉ người có suy nghĩ hẹp hòi hoặc kiến thức nông cạn. Câu chuyện bắt nguồn từ một đoạn trong một chương có tên “Thu Thuỷ” (làn nước mùa thu) trong cuốn sách Trang Tử. Trong đoạn văn, Bắc Hải Long Vương đã liên tưởng tới chú ếch ngồi đáy giếng khi nói chuyện với Hà Bá, thần sông Hoàng Hà, vị thần này nghĩ rằng chẳng gì có thể sánh được với con sông mà thần đang ngự cho đến khi ngài nhìn thấy sự bao la của biển cả. Bắc Hải Long Vương nói: “Không thể nào nói chuyện về biển cả với một con ếch ngồi đáy giếng, bởi sự hạn chế của môi trường sống. Không thể nào giải thích được về băng tuyết cho những chú côn trùng mùa hè hiểu, những loài mà chỉ biết về điều kiện thời tiết trong mùa của mình. Tương tự không thể nào có thể giảng về ĐẠO cho những người có tầm nhìn hạn hẹp, những người luôn hạn chế bản thân bởi những gì họ được học. Hôm nay, vì được thấy biển cả vĩ đại nên ông mới có thể nhận ra sự kém hiểu biết của mình nên ta nghĩ rằng có thể đàm luận với ông về những nguyên lý cao thâm”. Môi trường sống hạn chế suy nghĩ và trình độ của con người, đồng thời sự tự mãn và kiêu ngạo là kết quả của suy nghĩ hẹp hỏi và thiếu hiểu biết. Câu chuyện này khuyên con người ta rằng chỉ khi mở rộng tầm nhìn và loại bỏ các định kiến thì chúng ta mới có thể giải phóng những hạn chế trong suy nghĩ đồng thời hiểu cũng như chấp nhận các nguyên lý cao siêu hơn. Theo VKN

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.