• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

10 Sự thật về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Thứ sáu - 18/06/2021 09:19



10 SỰ THẬT VỀ ĐỨC PHẬT THÍCH CA


Đức Phật Thích Ca là bậc thầy giác ngộ, là Người sáng lập ra Phật giáo - một tôn giáo có hơn mười pháp môn tu Phật trong số 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu Phật của Phật Gia. Xung quanh cuộc đời của Ngài có nhiều ý kiến bất đồng, tuy nhiên tất cả đều đồng ý rằng đây là nhân vật có thật trong lịch sử, vốn là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của một vương quốc cổ xưa. Ngài sống ở Nepal trong khoảng từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 4 TCN. Có một số sự thật thú vị về đức Phật mà bạn nên biết như sau:


1. Lời tiên đoán


Khi thái tử Cồ Đàm mới vừa sinh ra được ít ngày, một nhà tiên tri nổi riếng nói rằng khi lớn lên, thái tử hoặc là sẽ trở thành một vị vua vĩ đại, hoặc là sẽ trở thành 1 vị thánh. Vua cha thì thích thái tử trở thành vua hơn, vì vậy đã nhốt Tất Đạt Đa trong cung điện, không cho ra ngoài. Cũng chính vì thế, thái tử không biết chút gì về cuộc sống bên ngoài cung điện mà chỉ được dạy những kiến thức phục vụ cho công cuộc trị vì sau này mà thôi.


2. 4 cảnh tượng


Ngày nọ, vì tò mò, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã yêu cầu người phu xe đưa Ngài tới vùng nông thôn. Ở đây, Ngài đã nhìn thấy 1 người đàn ông già, 1 người ốm, 1 xác chết và một thầy tu khổ hạnh lang thang. Lần đầu tiên trong đời, Ngài nhận ra rằng thực tế cuộc sống khắc nghiệt như thế nào, thực tế đó hiện hữu hàng ngày bên ngoài cung điện tráng lệ của Ngài. Ngài cảm động bởi tất cả những cảnh tượng mình chứng kiến.


3. Thức tỉnh


Trở về cung điện, Tất Đạt Đa Cồ Đàm không tài nào tận hưởng những niềm vui và lạc thú nơi đây. Đêm xuống, Ngài đi dạo một mình và nhận ra rằng tất cả những điều tốt đẹp cuối cùng rồi cũng lụi tàn và tan biến vào cát bụi. Ngay cả khi biết tin con trai mình vừa mới ra đời, Ngài cũng không tài nào vui nổi. Vì vậy, Ngài đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc quyền quý và mặc vào người quần áo ăn xin, rời khỏi cung điện và bắt đầu hành trình tìm kiếm sự giác ngộ.


4. Con đường tu học


Sau khi rời cung điện, Tất Đạt Đa bắt đầu tìm kiếm thầy dạy có thể giảng cho Ngài về những tôn giáo khác nhau và cách thức để hành thiền. Dù đã thử nhiều cách khác nhau, Ngài vẫn không thể đạt được những câu trả lời mà mình tìm kiếm. Rồi Ngài phát hiện ra chỉ con đường trung đạo mới có thể giúp cho mình đạt được giác ngộ.


5. Giác ngộ


Một ngày nọ, Tất Đạt Đa quyết tâm đạt được sự giác ngộ. Ngài ngồi dưới 1 cây Bồ đề thiêng liêng và bắt đầu thiền định. Sau suốt 49 ngày ngồi thiền, Tất Đạt Đa cuối cùng đã biết được tất cả lời giải đáp cho câu hỏi của mình, thấu suốt vũ trụ và trở thành đức Phật.


6. Người thầy bất đắc dĩ


Đầu tiên, Đức Phật không sẵn lòng truyền đạo bởi Ngài tin rằng những gì ngài biết hoặc nhận ra rất khó để diễn tả bằng lời. Chỉ những người có tâm trí thuần khiết và kỷ luật mới có thể biết được chân lý tối thượng. Tuy nhiên, lòng từ bi đã thuyết phục Ngài thay đổi quyết định. Ngài bắt đầu giảng dạy các học thuyết về sự giác ngộ.


7. Giáo lý của đức Phật


Đức Phật dạy các đệ tử mình cách đạt được tri kiến, thoát khỏi phiền não và si mê.


8. Đệ tử


Vừa bắt đầu truyền đạo, đức Phật đã được hàng trăm người hưởng ứng và nghe theo.


9. Đoàn tụ với gia đình


Cuối cùng, đức Phật cũng hòa giải với cha của mình – quốc vương Tịnh Phạn của vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Vợ của Ngài, nàng Da Du Đà La tận tụy đã trở thành Phật tử, cũng là nữ tu đầu tiên. Con trai của đức Phật tên là La Hầu La trở thành nhà sư trẻ nhất vào năm 7 tuổi và bắt đầu sống với cha mình.


10. Lời trăn trối


Cho tới tận năm 80 tuổi khi Ngài tạ thế, đức Phật đã đi khắp nơi và giảng đạo không ngừng nghỉ. Lời cuối cùng mà Ngài dặn dò các đệ tử là phải tự mình bước đi trên con đường giải thoát, bởi vì không có gì trên thế giới này là trường tồn.


Theo MHN


Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.