• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Câu chuyện vị Bồ Tát hóa thân khảo nghiệm tâm người

Chủ nhật - 29/03/2020 18:30

Tương truyền, một vị Bồ Tát tới một làng nọ tra xét các việc thiện ác, đã hóa thành một người ăn mày mắc bệnh hủi. Dân làng lúc đó đang vào hội làng; họ ăn uống linh đình nhưng không hề bố thí cho người ăn mày này một chút gì, trái lại, còn lăng nhục thậm tệ, chế nhạo chửi rủa, đuổi đi. Chỉ có một bà góa sống ở cuối làng thấy thương tình đã bố thí đồ ăn và quần áo cho kẻ hành khất.

Người ăn mày cảm đức, trước lúc rời đi, có dặn  bà góa rằng: phải luôn canh chừng, khi tượng sư tử ở cổng làng đỏ mắt là lúc đại họa sắp xảy ra, phải mau chóng rời đi. Bà già không những nhớ kỹ lời dặn này mà còn đi nói với những người dân trong làng. Dân làng không một ai tin bà.

Có kẻ còn trêu bà, một hôm lấy sơn đỏ bôi lên mắt tượng sư tử. Khi phát hiện tượng sư tử đã đỏ mắt, bà đi khắp nơi kêu gọi mọi người rời khỏi làng nhưng dân làng cười nhạo bà mê muội vớ vẩn. Cuối cùng, chỉ mình bà góa là rời đi, nhưng chuyện kỳ lạ đã xảy ra đúng như lời của người ăn mày đã nói: trận đại hồng thủy tới ngay sau khi bà rời đi, những người ở lại làng đều chết cả.

Khi con người đùa bỡn với cảnh tỉnh của Thần, thì chính là tự mình phạm tội, tự mình rời khỏi sự bảo hộ của Thần.

Từ trước đến nay, có lẽ con người chúng ta thường chỉ tin vào những điều tai nghe mắt thấy; có lẽ nhiều người phải chờ đến khi Thần Phật hiển hiện trước mắt mình, mới tin Thần Phật có tồn tại. Nhưng các loại phương thức khác nhau để thể hiện lời khuyên bảo của Thần với con người thì có nhiều, có thể là dị tượng thời tiết cực đoan để cảnh tỉnh, có thể là ám chỉ trong một lời nói, cũng có thể là truyền thuyết, hay dự ngôn về một ngày đại họa sẽ xảy ra nếu đạo đức xuống dốc…., để con người tự ngộ ra.

 

Được hay mất, thành hay bại có lẽ nằm trong lựa chọn của chính chúng ta…

 

Theo Truyện cổ Phật gia

 

Từ khóa: n/a

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.