• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Chân lý cuộc đời

Thứ hai - 12/04/2021 14:53


(Ảnh: Trần Bảo Toàn)

 


Lão Tử (một vĩ nhân cổ đại được coi là người sáng lập Đạo giáo) rời đi không một dấu vết sau khi viết Đạo Đức Kinh. Ông đã hiểu biết chân lý cuộc đời của một sinh mệnh con người. Trong thế giới con người, một vài người không có điều gì để anh ta có thể nói về nó cả. Vì vậy, nó trở nên vô nghĩa đối với anh ta khi ở lại xã hội con người. Thực tế là, một người càng có hiểu biết và trí huệ cao hơn, anh ta càng cảm thấy đơn độc. Tâm của người Giác ngộ thật rộng lớn biết chừng nào! Ngay cả nếu anh ta một mình nơi hoang mạc, anh ta cũng sẽ không cảm thấy đơn độc; tất cả những gì xảy ra trong xã hội con người là vô nghĩa với anh ta. Tuy nhiên, với một người tu luyện trong thế giới con người, sự đơn độc là điều gì đó mà một người phải vượt qua, và đó là dấu hiệu mà tư tưởng của một người đạt được tầng thứ cao hơn. Aristotle một lần nói rằng những ai đạt được thành tựu trong triết học, nghệ thuật hay chính trị có tính [khí] đơn độc và khác thường.


“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch. Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.” Đoạn này từ bài thơ của Lý Bạch, “Tương tiến tửu” (“Sắp mời rượu”). Bài thơ này bắt đầu bằng một xung to lớn:


    “Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai,

    Bôn lưu đáo hải bất phục hồi!

    Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát,

    Triêu như thanh ti mộ thành tuyết.”


    Tạm dịch lời Việt (của Hoàng Tạo, Tương Như):


    “Há chẳng thấy, nước sông Hoàng từ trời tuôn xuống

    Chảy nhanh ra biển, chẳng quay về,

    Lại chẳng thấy, thềm cao gương soi rầu tóc bạc

    Sớm như tơ xanh, chiều tựa tuyết ?” )


    Một đoạn nổi tiếng khác cũng trong bài thơ này là:


    “Nhân sinh đắc ý tu tận hoan,

    Mạc sử kim tôn không đối nguyệt!

    Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng,

    Thiên kim tán tận hoàn phục lai.”


    Tạm dịch lời Việt (của Hoàng Tạo, Tương Như):


    “Đời người đắc ý hãy vui tràn,

    Chớ để bình vàng suông bóng nguyệt!

    Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,

    Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.”


Lý Bạch là một nhà thơ bất hủ. Những bài thơ của ông vẫn làm người đời ngạc nhiên. Mỗi khi tôi đọc 2 đoạn này, tôi cảm thấy mình đang đi vào tâm trí của Lý Bạch: tao nhã và uy nghiêm. Ai có thể viết những bài thơ đầy tinh thần như thế? Hầu hết những vị thánh trong quá khứ đều kiêu hãnh và [sống] tách biệt vì tư tưởng cao tầng của họ. Dù thường là nghèo, họ vẫn không bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thốn. Khi họ già, họ dạy con trẻ để trãi nghiệm thời gian. Chỉ có Lý Bạch là đi trước. Ông nổi tiếng vì sáng tác những bài thơ tuyệt vời khi uống [rượu]. Ông đi đến nhiều sơn hà nổi tiếng. Ông sống một cuộc sống thong dong. Bài thơ “Tương tiến tửu” hoàn toàn bộc lộ sự tự do và cái chân của cuộc sống.

 Văn hóa,


Trong nền văn minh năm nghìn năm Trung Quốc, xúc cảm và tiệc [rượu] ở khắp nơi. Những bài thơ truyền đi những thông điệp; biểu lộ qua rượu; tất cả chúng vẻ một bức tranh cuộc sống. Trong cảm xúc say [sưa], có một Đào Uyên Minh thong thả nhìn núi từ xa; có một rừng trúc Lưu Linh vô tư lự; có cây đàn tì bà của Vương Hán ở biên giới; có tham vọng lớn của Thào Tháo. Dĩ nhiên, nói về rượu và thơ, Lý Bạch là nhất, vì ông yêu cả 2 thứ một cách nhiệt huyết. Mặt khác, ông không bị gò bó và ngay thẳng giống như một nhà kiếm thuật, một mặt ông luôn giữ mình tao nhã. Mặc dù ông thường trong trạng thái say sưa, ông nhìn thấy được chân lý cuộc đời. Ông vẫn uống rượu ngon khi sáng tác thơ với đầy sự kiêu hãnh và nhiệt thành.


Trong cuộc sống thong dong của mình, Lý Bạch vô tư, hạnh phúc và không gò bó.


    “An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,

    Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!”


    Tạm dịch lời Việt (của Khương Hữu Dụng):


    “Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý,

    Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.” )


    Đó là tại sao,


    “Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,

    Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.”


    Tạm dịch lời Việt (của Hoàng Tạo, Tương Như):


    “Thánh hiền tên tuổi bặt đi,

    Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi muôn đời !”


Tự do, thong dong, ngay thẳng, chịu đựng không oán trách, tất cả những yếu tố đó làm cho thơ Lý Bạch giống như một bình rượu cũ thơm tho, trải qua từ đời này đến đời kia mà không suy tàn.


Danh, được mất và tình rất dễ cho người thường sa ngã vào. Nhưng những người tu Phật chân chính sẽ không lạc mất trong những vùng vẫy bất tận này. Trong thế giới con người, họ vẫn giữ được sự liêm chính và cự tuyệt hạ thấp bản thân mình. Thỉnh thoảng thật khó tránh sự đơn độc. Trong quá khứ Bồ Đề Đạt Ma đã ngồi quay vào tường 9 năm trước khi ông khai ngộ. Những vị Giác Giả như thế sẽ không bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng trong thế giới con người; cũng sẽ không chạy theo những sở thích tầm thường hay những vui sướng nhất thời. Những ai có được loại đơn độc này là biểu hiện sự khôn ngoan tận cùng của “sinh mệnh tốt lành”. Họ là những người quyết tâm theo đuổi ý nghĩa chân chính của cuộc đời.


Theo CKO

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.