• dau-title
  • Góc chia sẻ
  • cuoi-title

Thần Nông

Thứ năm - 09/02/2023 15:19



(Ảnh: Lam Châu)

THẦN NÔNG


Viêm Đế, còn được biết như là Thần Nông, là một ông vua huyền thoại của Trung Quốc và là một anh hùng trong thần thoại Trung Quốc. Người ta tin rằng ông sống cách đây 5.000 năm và đã dạy người Trung Quốc cổ cách làm ruộng. Tên của ông có nghĩa là “Vị Thần làm nghề nông”.


Người ta nói rằng mẹ ông đã viếng thăm vùng Hữu Oa và sinh ông ra sau khi nhận linh hồn của một con rồng. Viêm Đế được sinh ra với mình là người và đầu của một con bò. Ông đã có thể biết nói 3 ngày sau khi sinh, biết bò vào lúc 5 tháng, mọc răng vào lúc 7 tháng, và biết làm nông vào lúc 3 tuổi.


Ông đã nhìn thấy dân số đang phát triển và đã biết rằng họ không thể nào sống chỉ dựa vào thực vật và thú hoang dã. Sau khi bắt cá và săn bắn, ông đã biết rằng con người cần phải phát triển nông nghiệp. Ông đã sáng chế ra dụng cụ để trồng trọt, chẳng hạn như thuổng, xẻng, rìu, và cuốc. Ông đã dạy người ta cày cấy và trồng năm loại hạt (ngũ cốc), đó là: lúa, kê, vừng, lúa mì, và các loại đậu. Ông ủng hộ phát triển chợ búa và khuyến khích người dân trao đổi mua bán để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đó là lúc khởi đầu của giao thương. Ông cũng đã tạo ra 5 loại nhạc cụ có dây để chơi nhạc và nâng cao đời sống văn hóa của con người.


Một đóng góp khác của Viêm Đế là việc nếm vị thảo dược để con người có thể có thuốc. Ông đã đi đến nhiều núi cao và thu nhặt đủ các loại thực vật. Ông đã nghiền mỗi thứ ra để xem xét đặc tính biểu lộ của nó: xem thử nó độc hay lành, nóng hay lạnh, v.v. Để biết được bản chất của mỗi loại dược thảo, Viêm Đế đã nếm thử từng thứ một. Một lần, ông đã nếm phải 7 loại chất độc trong một ngày. May thay, truyền thuyết nói rằng Thần Nông có một cơ thể trong suốt và vì vậy có thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của các loại thực vật và dược thảo khác nhau. Vì thế, ông đã có thể thấy bộ phận nào bị tác động và liền chọn ngay một liều thuốc chống chọi lại. Ông đã chữa bệnh cho dân chúng bằng cách sử dụng được thảo, tùy theo đặc tính của chúng. Ông đã sáng chế ra thuốc Trung Y và đã chữa lành bệnh cho rất nhiều người khi sử dụng những loại dược thảo này. Để tưởng nhớ Viêm Đế, cuốn sách thảo dược đầu tiên tại Trung Quốc được đặt tên là “Thần Nông bản thảo kinh.”

Việt Nam


Tại Việt Nam thì Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt.


Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương".


Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

Theo THN

 

Các bài viết liên quan:

Những tác phẩm cũ hơn:

Những tác phẩm mới hơn:

 
Mời các Tác giả gửi bài cộng tác cho Ban Biên tập Nhà Búp qua hộp thư email: nhabup.vn@gmail.com
Văn phòng Thường trực Ban Biên tập Nhà Búp: Số 24, Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội;
Ngoài địa chỉ: www.nhabup.vn, bạn có thể truy cập vào website này qua các tên miền quen thuộc: www.nhabup.net hoặc www.nhabup.com
Website đang được thử nghiệm và điều hành phi lợi nhuận, bởi các tình nguyện viên.